Nếu như ở nước ngoài, Google Pay, Apple Pay, TenPay hay AliPay là những cái tên phổ biến, thì tại Việt Nam, Samsung Pay đang làm mưa làm gió trên thị trường thanh toán di động.
Ngày nay, khi mọi người đều sở hữu ít nhất một chiếc di động, mà cụ thể là điện thoại thông minh (smartphone), thì thanh toán điện tử qua thiết bị nhỏ gọn này cũng dần trở thành một xu hướng mới không chỉ ở các nước trên thế giới mà còn ở Việt Nam - một thị trường mới đầy tiềm năng với hơn 95% người dân sử dụng điện thoại di động (84% trong số đó sở hữu smartphone) và đã được tiếp cận với các dịch vụ viễn thông.
Hiện nay, khi nói về thanh toán di động, người ta thường nghĩ về những cái tên như Google Pay và Apple Pay tại Mỹ, TenPay và AliPay tại Trung Quốc, còn tại Việt Nam, phổ biến hơn cả vẫn là Samsung Pay - nền tảng thanh toán di động được hãng điện tử hàng đầu Hàn Quốc là Samsung giới thiệu vào tháng 9/2017.
Vào thời điểm đó, người Việt Nam vẫn còn khá xa lạ với các nền tảng thanh toán di động. Sự xuất hiện của Samsung Pay như một làn gió mới, làm thay đổi hoàn toàn các hình thức thanh toán truyền thống, góp phần tạo nên xu hướng thanh toán thông minh mới và thay đổi đáng kể thói quen thanh toán của người tiêu dùng trong nước. Chỉ trong vòng 10 tháng xâm nhập thị trường, đến tháng 7/2018, Samsung Pay đã liên kết với 3 tổ chức thẻ Napas, Visa, MasterCard, cùng 15 ngân hàng lớn tại Việt Nam, gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, Sacombank, Techcombank, Citi Bank, Shinhan Bank, Maritime Bank, TP Bank, Sea Bank, SCB, ABBank, Wooribank và FECredit. Lượng người dùng Samsung Pay tại Việt Nam hiện đạt hơn 400.000, thực hiện hơn 500.000 giao dịch thành công với tổng giá trị giao dịch vượt mức 350 tỷ đồng.
Tại sao Samsung Pay lại đạt được thành công như vậy tại thị trường Việt Nam?
Có nhiều lý do, trong đó đầu tiên phải kể đến yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Samsung Pay xuất hiện trong bối cảnh thanh toán di động đang trở thành xu thế toàn cầu và manh nha xuất hiện tại Việt Nam. Trong nước, khi mà chính phủ đang thực hiện chính sách phát triển thị trường không tiền mặt, các dịch vụ ví điện tử nổi lên như nấm sau mưa, thu hút được một lượng lớn người dùng di động đang sở hữu các loại thẻ ngân hàng. Samsung Pay nhanh chóng được đón nhận và hợp tác của một “hệ sinh thái” thanh toán di động, từ người sử dụng, các ngân hàng thanh toán, ngân hàng phát hành thẻ, đơn vị cung cấp ứng dụng thanh toán, đến nhà bán lẻ.
Samsung Pay còn thành công nhờ tận dụng lợi thế của người tiên phong. Trong khi các ông lớn thanh toán di động trên thế giới như Google Pay và Apple Pay vẫn đang chật vật xây dựng và mở rộng lượng người dùng tại Mỹ và châu Âu, chưa hỗ trợ người dùng Việt Nam, TenPay và AliPay tập trung mạnh vào thị trường quê nhà Trung Quốc vốn đông dân số một thế giới, thì Samsung Pay đã quan tâm đến Việt Nam và tiên phong cung cấp dịch vụ thanh toán di động có thể áp dụng trên diện rộng tại nước ta thông qua hợp tác với NAPAS (một thương hiệu thẻ của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam) và một loạt các ngân hàng như đã nói ở trên. Chính điều này đã khiến Samsung Pay chiếm được cảm tình của khá nhiều người dùng di động trong nước, góp phần vào thành công của dịch vụ thanh toán di động này.
Tất nhiên, một dịch vụ thanh toán di động cần một số yếu tố cơ bản để thành công, đó là tính đơn giản trong thao tác, tiện lợi trong sử dụng, và bảo mật khi giao dịch. Samsung Pay sở hữu cả ba đặc tính như vậy. Samsung Pay được cài đặt sẵn trên hầu hết các dòng smartphone cao cấp của Samsung, bao gồm Galaxy S6 Edge, Galaxy S7, Galaxy S7 Edge, Galaxy S8, Galaxy S8 , Galaxy Note5, Galaxy Note8, Galaxy S9 và S9 và một số mẫu smartphone cận cao cấp Galaxy A. Chỉ bằng thao tác một chạm đơn giản vào máy quẹt thẻ (POS - hiện có đến hơn 265.000 máy tại Việt Nam tương thích với Samsung Pay, chiếm tỉ lệ 98% tổng số máy POS) với các thiết bị di động Samsung nói trên, người dùng đã có thể thanh toán dễ dàng mà không cần xuất trình thẻ, cũng như không cần e ngại việc bị đánh cắp thông tin thẻ trong quá trình thanh toán. Samsung Pay sử dụng công nghệ số hóa tokenization và các phương thức xác thực sinh trắc học vân tay, mống mắt hoặc mã PIN, vô cùng an toàn. Việc tăng cường hợp tác với các đối tác tài chính cũng như các đợt cập nhật tính năng trên Samsung Pay đã giúp nâng cao trải nghiệm thanh toán di động của người dùng, cung cấp thêm cho họ những tiện ích chưa từng có mà thiết bị và dịch vụ Samsung có thể mang lại. Có thể nói, xét về thanh toán di động, Samsung Pay hầu như không có đối thủ tại Việt Nam.
Không ngủ quên trên chiến thắng, trong năm 2018, Samsung đã một lần nữa nâng cấp Samsung Pay, giúp người dùng tận hưởng một lối sống đầy tiện với những tính năng hoàn toàn mới. Nếu sở hữu đồng hồ thông minh Gear S3, bạn có thể kết nối điện thoại Samsung với đồng hồ này và dùng nó để thanh toán bằng Samsung Pay cực kỳ dễ dàng. Samsung hứa hẹn sẽ tiếp tục mở rộng khả năng tương thích với Samsung Pay cho nhiều sản phẩm khác trong hệ sinh thái của mình.
Với những chủ thẻ ngân hàng thường xuyên có nhu cầu rút tiền mặt, Samsung Pay nay đã sẵn sàng trợ giúp bạn trong trường hợp quên mang theo thẻ. Mở đầu với ngân hàng Shinhan, việc rút tiền từ cây ATM bằng Samsung Pay sẽ được mở rộng ra cho các ngân hàng đối tác khác trong tương lai gần.
Cuối cùng, và cũng là tính năng mới đáng giá được nhiều người trông đợi nhất trên Samsung Pay trong năm 2018 chính là hệ thống thẻ thành viên (Loyal Cards và Samsung Rewards). Người dùng Samsung Pay từ nay sẽ không phải mang theo bên mình đủ loại thẻ thành viên, thẻ tích điểm, thẻ ưu đãi…, khi mà bạn có thể nhập thông tin trên các thẻ này vào ứng dụng Samsung Pay. Ứng dụng sẽ cho phép khách hàng tích điểm ngay trên điện thoại vào thẻ thành viên đã được đăng ký. Hiện hệ thống Loyal Cards và Samsung Rewards được hỗ trợ bởi nhiều đối tác lớn, trong đó có nhóm cửa hàng thuộc hệ thống Lotte Members, Lotte Mart, nhóm nhãn hiệu thuộc hệ thống Central Retails, CGV, BHD, The Face Shop...
Với những tính năng hấp dẫn, có thể nói Samsung Pay là một dịch vụ thanh toán tiên tiến, hấp dẫn và có nhiều tiềm năng nhất Việt Nam hiện nay. Theo lời giám đốc Visa Việt Nam, Lào và Campuchia - Sean Preston - từng nói thì: “Thương mại đang phát triển với tốc độ chóng mặt và chính phủ Việt Nam cũng đặt mục tiêu tiến đến xây dựng xã hội không tiền mặt vào năm 2020. Tròng bối cảnh đó Samsung Pay là ví dụ điển hình cần thiết để đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng