Samsung phải chế tạo tới 1000 nguyên mẫu mới tìm ra được thiết kế ưng ý cho Galaxy Fold
Đội thiết kế của Samsung cũng phải nghiên cứu các vật dụng chúng ta thường sử dụng hàng ngày như sách, ví để tìm ra được cơ chế gập/mở phù hợp cho mẫu smartphone màn hình gập này.
Mặc dù còn tồn tại rất nhiều vấn đề như độ bền của màn hình, các kĩ sư tại Samsung vẫn rất tự hào với thiết kế cuối cùng của Galaxy Fold, theo chia sẻ mới nhất từ hãng công nghệ Hàn Quốc về hành trình nghiên cứu và phát triển mẫu điện thoại màn hình gập đột phát này. Việc thiết kế một thiết bị có kiểu dáng gập/mở mới lạ như Galaxy Fold thực sự khiến Samsung gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.
Cụ thể, Samsung đã phải chế tạo ra tới 1000 nguyên mẫu khác nhau, vốn được làm từ đủ loại vật liệu như xốp, vải trong quá trình thiết kế Galaxy Fold. Bản thân đội thiết kế của Samsung cũng phải nghiên cứu các vật dụng chúng ta thường sử dụng hàng ngày như sách, ví để tìm ra được cơ chế gập/mở phù hợp cho mẫu smartphone màn hình gập này.
Sau cùng, Samsung quyết định sử dụng thiết kế gập/mở vào bên trong theo chiều ngang cho Galaxy Fold. Theo dụng ý của nhóm thiết kế, thiết kế này sẽ tối ưu khả năng bảo vệ cho màn hình gập cong Infinity Flex Display khi gập lại, đồng thời mang lại cảm giác gập trực quan và quen thuộc hơn.
Khác với các mẫu smartphone thông thường, với một mẫu smartphone màn hình gập như Galaxy Fold, việc tạo ra một thiết kế có khả năng tối ưu trải nghiệm khách hàng cũng khó hơn rất nhiều.
Chẳng hạn, màn hình 7,3 inch (khi mở ra) của Galaxy Fold được tối ưu về kích thước và tỷ lệ màn hình để có thể dễ dàng sử dụng bằng hai tay, đồng thời cũng giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc sử dụng các tính năng đa nhiệm như Multi-Active Window.
Song song đó, các kĩ sư tại Samsung cũng phải tính toán về mặt phân bổ trọng lượng của máy nhằm giúp người dùng cảm thấy thoải mái nhất khi cầm Galaxy Fold trên tay.
Cụ thể, mặt trước và mặt sau của thiết bị khi gập lại (hoặc cả mặt sau của thiết bị khi mở ra) phải có cùng thể tích, hình dạng và kích thước, trong khi trọng lượng phải được phân bổ đều ở hai bên trái/phải của Galaxy Fold.
Bên cạnh đó, việc bố trí các bộ phận linh kiện như camera, cảm biến vân tay đặt ở đâu trên máy cũng là một bài toán các kĩ sư tại Samsung phải giải quyết. Thiết kế của Galaxy Fold phải đảm bảo người dùng có thể dễ dàng chụp ảnh hay mở khóa máy bằng vân tay trong cả hai tình huống: Khi máy đang mở hoặc khi đang bị gập lại.
Do vậy, Samsung quyết định trang bị tổng cộng tới 6 camera. Mặt sau của Galaxy Fold trang bị 3 camera, mặt trước là camera kép. Ngoài ra, ở mặt màn hình ngoài còn trang bị 1 camera đơn để người dùng vẫn có thể chụp ảnh khi gập máy lại.
Trong khi đó, bộ phận quét vân tay siêu âm sẽ được đặt ở bên cạnh của máy, vốn được căn chỉnh đúng chuẩn vào vị trí người dùng đặt ngón tay cái khi cầm máy. Kết quả, người dùng có thể dễ dàng mở khóa máy khi máy đang gập hoặc đang mở.
Sau cùng, các kĩ sư của Samsung cũng phải tạo ra một thiết kế giúp Galaxy Fold có kiểu dáng trông ‘thật cao cấp’ – yếu tố đặc biệt quan trọng để ‘hút khách’ khi chiếc smartphone đầu bảng này có giá bán khá đắt đỏ. Điều này đã được thể hiện rõ ở phần khung viền kim loại bóng bao quanh máy, cùng với mặt lưng kính bao quanh, giúp Galaxy Fold có kiểu dáng cứng cáp và sang trọng.
Tham khảo GSM Arena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng