Samsung tham vọng chuyển mình từ sản xuất phần cứng sang kinh doanh dữ liệu lớn, coi dữ liệu như thứ “vàng đen” mới
Hãng điện tử Hàn Quốc đang dần chuyển mình từ một công ty chuyên sản xuất phần cứng sang kinh doanh dữ liệu lớn. Những thay đổi gần đây liên quan tới vị trí lãnh đạo và kế hoạch cơ cấu tổ chức đang cho thấy những dấu hiệu khá rõ ràng này.
Samsung hiện đang là nhà cung cấp các sản phẩm lưu trữ dữ liệu hàng đầu trên thế giới.
Hồi tháng trước, Young Sohn, giám đốc chiến lược của Samsung khẳng định, 70% dữ liệu trên thế giới đang được sản xuất và lưu trữ trong các sản phẩm của Samsung. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu dữ liệu, đặc biệt là bộ nhớ DRAM đang là một cơ hội vô cùng “béo bở” cho Samsung.
Sohn đồng thời khẳng định vững chắc một thông điệp mà Samsung đang hướng tới: “Dữ liệu là nguồn dầu mới”. Và đây cũng chính là một cơ hội quan trọng để công ty tiếp tục trên đà phát triển.
Samsung đang tham vọng trở thành một công ty dữ liệu lớn. Với chiến lược và tầm nhìn xa hơn, Samsung muốn hướng tới một tương lai lâu dài, vượt ngoài các sản phẩm di động và bán dẫn đã và đang bão hòa hiện nay.
Các công ty dữ liệu lớn thường rất quan tâm tới việc lưu trữ khối lượng dữ liệu lớn, thu thập, phân tích, chia sẻ, tìm kiếm, chuyển giao và nhiều hơn thế nữa.
Đơn cử hầu hết các thương vụ mua lại gần đây của Samsung đều xoay quanh dữ liệu. Các công ty như Harman, Loopay, Viv Labs hay SmartThings đều có trong tay những công nghệ quan trọng, hứa hẹn sẽ tạo nên một hệ thống dữ liệu vô cùng hữu ích cho các nền tảng thanh toán di động, hệ thống giao tiếp nhà hoặc xe thông minh.
Đặc biệt, mảng kinh doanh dữ liệu của Samsung sẽ liên quan mật thiết tới hoạt động kinh doanh chip nhớ hiện tại. Nhóm sản phẩm đặc biệt tạo lợi thế của Samsung chính là thiết bị lưu trữ. Và trong tương lai, việc kết nối những hệ thống lưu trữ dữ liệu sẽ là chìa khóa quan trọng để Samsung phát triển mảng kinh doanh dữ liệu lớn.
Mục tiêu xa hơn của hãng điện tử Hàn Quốc là cung cấp các giải pháp lưu trữ và quản lý dữ liệu với trọng tâm là không gian lưu trữ và hiệu quả năng lượng.
Samsung đang dần cụ thể hóa tham vọng trở thành một công ty dữ liệu lớn
Một trong những giải pháp kinh doanh dữ liệu khả thi nhất hiện nay là phát triển một giải pháp tổng thể, hoặc còn được gọi là processing-in-memory (PIM) hoặc bộ nhớ thông minh.
Samsung tham vọng chiếm lĩnh toàn bộ không gian dữ liệu của thế giới thông qua các sản phẩm bộ nhớ
Yoo Hoi-jun, giáo sư thuộc Học viện Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc cho biết: “Samsung đã từng nỗ lực bán chip vi xử lý tích hợp bộ nhớ tương tự vào cuối những năm 90, nhưng thị trường thời điểm đó quá nhỏ hẹp. PIM có thể sẽ phổ biến trong tương lai gần, bởi lẽ nhu cầu chip xử lý có dung lượng bộ nhớ cao vẫn ngày càng tăng để hỗ trợ các ứng dụng AI”.
Bên cạnh đó, những cuộc cải tổ lớn và thay đổi vị trí nhân sự cao cấp thời gian gần đây được coi là bước chuyển mình sớm của Samsung với dữ liệu lớn.
Trong số 221 giám đốc điều hành mới được bổ nhiệm hôm 16/11, có 45% tương đương 99 giám đốc quản lý bộ phận giải pháp thiết bị, đơn vị phụ trách mảng sản xuất và kinh doanh chip, đồng thời cũng là nơi sinh lời nhiều nhất cho Samsung.
Nhiều nguồn tin gần đây khẳng định, Samsung sẽ bằng mọi cách và quyết không bỏ lỡ cơ hội mở rộng bộ phận sản xuất và kinh doanh chip tại thời điểm này.
Tham khảo KoreaHerald
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng