San hô ngầm đang bị hủy diệt như thế nào?

    Phuonlinn,  

    Sự nóng lên toàn cầu là nguyên nhân chính dẫn tới sự tàn phá khủng khiếp này.

    Đầu tuần này, chúng ta mới được biết rằng san hô ngầm trên Trái Đất đang chết dần trên quy mô lớn do sự ấm lên bất thường của nước biển ở vùng biển sâu trên Thế giới. Cảnh tượng san hô chết đi và để lại  “xương trắng” dưới đáy biển được gọi là “tẩy trắng san hô”.

    Đây không phải lần đầu tiên và cũng chưa phải lần cuối cùng chúng ta chứng kiến một đợt san hô bị tẩy trắng nghiêm trọng như vậy. Trong vài thập kỉ tới, các dải san hô ngầm sẽ thực sự tuyệt chủng, một tổn thất nặng nề gây ra bởi sự thay đổi khí hậu toàn cầu.

    Sinh vật biển đầy màu sắc mà chúng ta vẫn gọi là san hô có cấu trúc vừa là động vật, vừa là thực vật cùng một số khoáng chất. Polyp, loài sinh vật thân mềm sống bên trong san hô, sản sinh ra bộ áo giáp từ canxi cabonat để bảo vệ loài tảo đơn bào sống cộng sinh (tên khoa học là zooxanthellae).  Để đổi lấy nơi ẩn náu miễn phí, zooxanthellae quang hợp và tạo ra dinh dưỡng cho polyp sử dụng. Chúng đã sinh sống hòa hợp trong hàng nghìn năm, cho đến khi nhiệt độ nước biển tăng lên và làm tan vỡ mối quan hệ tốt đẹp này.

     Nguy cơ san hô bị tẩy trẳng từ tháng 10/2015 đến tháng 1/2016. (Nguồn: NOAA)

    Nguy cơ san hô bị tẩy trẳng từ tháng 10/2015 đến tháng 1/2016. (Nguồn: NOAA)

    Chỉ cần nhiệt độ nước biển hơi tăng lên so với mức bình thường là zooxanthellae bắt đầu tạo ra các gốc oxy gây hại. Polyp phản ứng với chất độc từ kẻ sống cộng sinh với mình bằng cách trục xuất chúng ra ngoài. Hành động này dẫn đến việc san hô bị tẩy trắng và ngừng phát triển. Nếu như zooxanthellae không quay trở lại, các rạn san hô sẽ chết dần.

    Vào năm 1998, một đợt nóng nghiêm trọng dưới lòng biển đã giết chết 18% san hô trên toàn Thế giới, đánh dấu đợt tẩy trắng san hô lần đầu tiên. Năm nay, hiện tượng tẩy trắng được dự đoán sẽ tác động tới 38% các  rạn san hô trên Thế giới, làm mất đi 4.630 dặm vuông (tương đương với 12.000 km2) san hô.

    Các rạn san hô chiếm khoảng 25% trong tổng các loài sinh vật biển. Từ góc nhìn đa dạng sinh học, mất đi san hô cũng giống như mất đi rừng nhiệt đới Thế giới. Theo các nhà khoa học dự đoán đầu năm nay, đợt tuyệt chủng quy mô rộng lần thứ 6 đang tới rất gần. Và ngay lúc này, số phận của sinh vật quan trọng nhất  đại dương đang vô cùng mong manh.

    Và dĩ nhiên, sức ảnh hưởng của hiện tượng này không chỉ nằm sâu dưới đại dương. Khi mà 70% bề mặt Trái Đất là đại dương, tác động tới từ việc san hô chết đồng loạt là 1 vấn đề toàn cầu và còn người không thể tránh khỏi những ảnh hưởng xấu từ nó.

    Dưới đây là những tấm ảnh về hiện tượng đáng báo động này.

     Ảnh chụp cận cảnh san hô staghorn bị tẩy trắng ở quần đảo Samoa thuộc Mĩ vào tháng 2/2015.

    Ảnh chụp cận cảnh san hô staghorn bị tẩy trắng ở quần đảo Samoa thuộc Mĩ vào tháng 2/2015.

     Một nhà khoa học đang ghi lại hình ảnh một rạn san hô lửa bị tẩy trắng ở vùng biển Bermuda.

    Một nhà khoa học đang ghi lại hình ảnh một rạn san hô lửa bị tẩy trắng ở vùng biển Bermuda.

     Hình ảnh so sánh 2 cá thể san hô trước và sau khi chết đi.

    Hình ảnh so sánh 2 cá thể san hô trước và sau khi chết đi.

     Một rạn san hô lửa bị tẩy trắng ở vùng biển Bermuda

    Một rạn san hô lửa bị tẩy trắng ở vùng biển Bermuda

     Tấm ảnh thể hiện sự tẩy trắng san hô ở vịnh Kaneohe nổi tiếng của Hawaii.

    Tấm ảnh thể hiện sự tẩy trắng san hô ở vịnh Kaneohe nổi tiếng của Hawaii.

     Alice Lawrence, một nhà sinh học biển, đang xem xét mức độ bị tẩy trắng của chuỗi san hô tại quần đảo Samoa.

    Alice Lawrence, một nhà sinh học biển, đang xem xét mức độ bị tẩy trắng của chuỗi san hô tại quần đảo Samoa.

     Tấm ảnh chú rùa xanh trên một rạn san hô bị tẩy trắng được chụp tại Hawaii vào cuối năm 2014.

    Tấm ảnh chú rùa xanh trên một rạn san hô bị tẩy trắng được chụp tại Hawaii vào cuối năm 2014.

     Ảnh chụp cận cảnh san hô staghorn bị tẩy trắng ở quần đảo Samoa trong đợt tẩy trắng vào tháng 2/2015.

    Ảnh chụp cận cảnh san hô staghorn bị tẩy trắng ở quần đảo Samoa trong đợt tẩy trắng vào tháng 2/2015.

     Loài cá mũi dài đang chật vật tìm polyp san hô để ăn. Những loài cá nóc gai này hoàn toàn phụ thuộc vào các rạn san hô khỏe mạnh để tìm kiếm thức ăn.

    Loài cá mũi dài đang chật vật tìm polyp san hô để ăn. Những loài cá nóc gai này hoàn toàn phụ thuộc vào các rạn san hô khỏe mạnh để tìm kiếm thức ăn.

     Một rạn san hô bị tẩy trắng hoàn toàn được chụp bởi XL Catlin Seaview Survey tại trong đợt tẩy trắng quy mô lớn đầu tiên tại các hòn đảo chính ở Hawaii vào cuối năm 2014.

    Một rạn san hô bị tẩy trắng hoàn toàn được chụp bởi XL Catlin Seaview Survey tại trong đợt tẩy trắng quy mô lớn đầu tiên tại các hòn đảo chính ở Hawaii vào cuối năm 2014.

    Tham khảo Gizmodo

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày