Sáng tạo khi làm việc tại nhà: kỹ sư NASA dùng kính 3D 2 màu xanh, đỏ để điều khiển robot thám hiểm Sao Hỏa
Không có hệ thống máy tính trị giá cả ngàn USD, các nhà nghiên cứu phải tìm tới phương pháp khác. Vẫn hiệu quả là được phải không?
- Đây là cách con người có thể xây dựng sự sống từ con số không trên Sao Hỏa
- Vũ trụ trông như thế nào vào ngày bạn ra đời? Đây là câu trả lời từ NASA
- NASA rót vốn đầu tư cho hệ thống kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất Hệ Mặt Trời, đặt tại phần tối của Mặt Trăng
- Phát hiện thấy nhân viên dương tính với Covid-19, NASA phải cho gần 17.000 nhân viên nghỉ để tránh dịch
- NASA cần bạn giúp phát triển robot đào đất trên…Mặt trăng
- NASA bắt đầu thử nghiệm nuôi cấy và phát triển bộ phận cơ thể người trên trạm vũ trụ ISS
Những người có thể làm việc từ xa trong thời gian giãn cách xã hội này có thể dựa vào điện thoại, tablet hay máy tính để soạn email công việc, thực hiện các cuộc gọi video thay cho các buổi họp trong phòng kín, v.v … Ngành sử dụng nhiều công nghệ cao như hàng không vũ trụ cũng hoạt động theo cách tương tự, hãy nhìn cách đội ngũ điều khiển tàu thăm dò Curiosity của NASA thì hiểu. Trong hoàn cảnh hiện nay, họ mới là những cá nhân làm từ xa với khoảng cách xa nhất, vì công việc chính của họ nằm tại … Sao Hỏa cơ.
Đã từ ngày 20/3/2020, văn phòng của Phòng thí nghiệm Phản lực Đẩy tại NASA đã vắng bóng người qua lại. Đây là ngày đầu tiên robot thăm dò Curiosity được điều khiển từ nhà riêng của các chuyên gia. Hai ngày sau khi gửi tín hiệu đi, Curiosity đã “ngoan ngoãn” y lệnh: nó đang khoan đất lấy mẫu ở một khu vực có tên “Edinburgh”.
Trước khi nhóm chuyên gia về nhà, họ đã được NASA phát cho tai nghe, màn hình máy tính và nhiều trang thiết bị thiết yếu khác dùng trong liên lạc và công việc. Các nhân viên xếp hàng bên rìa trụ sở NASA, đứng cách nhau đủ xa với khẩu trang kín mít, lần lượt nhận thiết bị.
Tuy nhiên, không phải dụng cụ nào cũng mang về được. Các chuyên gia sử dụng một hệ thống kính đặc biệt tạo ra hình ảnh 3D của bề mặt Sao Hỏa, cho phép đảo tầm nhìn từ trái sang phải, dùng mắt trái và mắt phải riêng biệt để hiểu rõ địa hình mà Curiosity đang đi qua. Bằng “con mắt” này, họ mới có thể điều khiển Curiosity đi cho đúng hướng và xác định được tầm với của cánh tay robot.
Những hệ thống kính này cần GPU đồ họa “khủng” chỉ có tại trụ sở của Phòng thí nghiệm (thực tế, đây chính là những cỗ máy gaming hàng “xịn” được chỉnh sửa thành thiết bị phục vụ công tác điều khiển robot). Vì làm việc từ nhà thì không có máy đủ mạnh, các nhà nghiên cứu phải sử dụng kính 3D thường - loại kính với hai màu xanh và đỏ - để nhìn hình 3D hiển thị trên màn hình máy tính cá nhân.
Dù sử dụng công nghệ “cổ lỗ”, đội ngũ chuyên gia vẫn hoàn thành được công việc, vẫn lái được Curiosity và điều khiển cánh tay robot của nó.
Trước khi chính thức thực hiện một nhiệm vụ, nhóm nghiên cứu phải thử nghiệm nhiều lần. Họ đã tập dượt hoàn chỉnh một lần trước khi tiến hành khoan tại “Edinburgh”.
Làm thế nào để điều khiển con robot nằm cách chúng ta gần 197 triệu kilomet?
Phần cứng mạnh chỉ là một phần nhỏ, còn phải tinh chỉnh hàng loạt yếu tố khác đề điều khiển được Curiosity. Thông thường, nhóm điều khiển sẽ phải làm việc với hàng trăm nhà khoa học tới từ các viện nghiên cứu trên toàn thế giới, nhằm xác định điểm tiến hành nhiệm vụ hợp lý nhất. Làm việc từ xa với các nhà khoa học chẳng có gì mới, điểm khác lạ là nhóm chuyên gia NASA phải làm việc xa nhau.
Có khi phải cần tới 20 chuyên gia mới cho Curiosity thực hiện được một chuỗi hành động thành công.
“Thông thường, chúng tôi vẫn ngồi chung một phòng, cho nhau xem màn hình hiển thị, hình ảnh và dữ liệu. Người ta nói chuyện thành từng nhóm và nhiều nhóm nói chuyện với nhau”, trưởng đội ngũ chuyên gia, bà Alicia Allbaugh nói.
Giờ thì họ phải tổ chức một loạt cuộc họp trực tuyến, bật song song với vài ứng dụng chat để theo kịp tiến độ công việc. Phải nỗ lực nhiều để mọi người cùng nhất trí, nên mỗi buổi làm việc dài hơn bình thường khoảng 1-2 tiếng. Hạn chế của làm việc từ xa khiến số lệnh gửi tới cho Curiosity cũng giảm. Tuy nhiên, Curiosity vẫn cứ nghiên cứu khoa học hiệu quả như mọi khi.
Để đảm bảo các nhóm chat nhất trí với nhau, trưởng đội dự án khoa học Carrie Bridge chủ động liên hệ với các nhà khoa học và kỹ sư, làm cầu nối giữa ý kiến các bên. “Ở bất kỳ thời điểm nào, tôi kiểm soát chắc cũng khoảng 15 kênh chat một lúc. Nhiều việc hơn thường ngày”, bà nói.
Nhiều việc là thế, nhưng bà nhận định rằng mình cũng đã dần quen việc. Hơn nữa, nỗ lực duy trì hoạt động cho con robot nằm tại hành tinh khác đại diện cho tinh thần làm việc của NASA, cũng chính là thứ đã thu hút bà Bridge tới đây.
Trong lúc này, Curiosity vẫn đang ngồi khoan nền đất đá trên Sao Hỏa, chẳng màng tới thế sự virus ở quê.
Tham khảo NASA
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng