Nó mới chỉ hoàn thành 1/3 chu kỳ quỹ đạo với vai trò "hành tinh".
Sao Diêm Vương là hành tinh lùn nặng thứ hai đã được biết trong Hệ Mặt Trời (sau Eris) và là vật thể nặng thứ mười trực tiếp quay quanh Mặt Trời.
Hình ảnh mới nhất về Sao Diêm Vương được chụp từ tàu New Horizons.
Trước kia nó từng được xếp hạng là một hành tinh nhưng ngày 24/8/2006, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã lần đầu tiên định nghĩa "hành tinh". Định nghĩa này không bao gồm Sao Diêm Vương, nó bị Hiệp hội Thiên văn Quốc tế xếp lại như một thành viên của loại mới là các hành tinh lùn cùng với Eris và Ceres. Sự việc này xảy ra chỉ một tháng sau khi chương trình tàu vũ trụ New Horizons trị giá 700 triệu USD được phóng vào không gian để tìm hiểu "anh chàng" này.
Một chi tiết ít người biết đến là nếu tính từ thời điểm chúng ta phát hiện ra Sao Diêm Vương vào ngày 18/2/1930 thì nó chỉ giữ được danh hiệu "hành tinh" trong khoảng 76 năm, tương đương với 1/3 thời gian chu kỳ quỹ đạo của nó (248 năm). Hay nói cách khác nó vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình khi còn là một hành tinh, đây là một điều hy hữu trong lịch sử ngành thiên văn học hiện đại.
Hình ảnh mô phỏng quỹ đạo của Sao Diêm Vương.
Ngày 14/7 vừa qua, tàu New Horizons trở thành phi thuyền đầu tiên bay ngang qua Sao Diêm Vương và các vệ tinh của nó thực hiện các đo đạc và ghi lại những hình ảnh một cách chi tiết.
Tham khảo Reddit
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao 'chưng cất' đang trở thành từ đáng sợ nhất với các công ty AI tiên phong?
Dù chưng cất là một kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi, nhưng việc DeepSeek tận dụng phương pháp này để phát triển mô hình AI của họ đã gây tranh cãi
Vì sao rắn độc không bao giờ bị trúng nọc độc của chính nó?