(NLĐO) - Trong một bước đi đầy tham vọng, OpenAI chuẩn bị ra mắt tính năng cho phép người dùng mua sắm trực tiếp ngay trong cuộc trò chuyện với ChatGPT.
- CEO OpenAI Sam Altman thừa nhận ChatGPT 4o trở nên "nịnh bợ và khó chịu"
- ChatGPT miễn phí tính năng AI trước đây từng chỉ dành cho tài khoản trả phí
- Microsoft tan vỡ với ChatGPT: Cuộc ‘hôn nhân’ kéo dài 6 năm tiêu tốn hàng chục tỷ USD, tạo ra hơn 500 triệu người dùng hàng tuần với OpenAI sắp chấm dứt
- ChatGPT vừa đạt số điểm IQ cao đến khó tin, vượt qua 98% nhân loại - nhưng liệu đã đủ để trở thành trí tuệ thực sự?
Tính năng này được triển khai thông qua sự hợp tác với nền tảng thương mại điện tử Shopify, hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới cho bán lẻ trực tuyến. Khi đó, ChatGPT sẽ không chỉ là trợ lý trò chuyện mà còn trở thành “chợ ảo” tiện lợi.
Người dùng ChatGPT sắp tới có thể tìm kiếm, xem thông tin và thanh toán sản phẩm trực tiếp trong cửa sổ trò chuyện. Theo mô phỏng, bạn có thể đặt câu hỏi “Mua áo thun nam ở đâu đẹp?” để nhận được gợi ý và hoàn tất giao dịch. Hay, bạn có thể đặt câu hỏi như “Tôi cần một đôi giày chạy bộ tốt dưới 2 triệu”, ChatGPT sẽ ngay lập tức cung cấp danh sách sản phẩm phù hợp, kèm đường dẫn thanh toán.
Các đoạn mã được phát hiện trên trang web của OpenAI cho thấy công ty công nghệ này đang gấp rút hoàn thiện hệ thống để mang lại trải nghiệm mượt mà. Đây là thương mại hội thoại (conversational commerce) đúng nghĩa.

Hình ảnh mô phỏng mua hàng trực tuyến trên ChatGPT. Ảnh: ChatGPT
Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những nhà bán hàng nhỏ lẻ trên Shopify, đây là cơ hội vàng để tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng. Với mạng lưới người bán rộng lớn, Shopify sẽ giúp đa dạng hóa sản phẩm trên ChatGPT, từ thời trang, đồ gia dụng đến thiết bị điện tử.
Tuy nhiên, tính năng này cũng đặt ra không ít thách thức. Về bảo mật, việc xử lý giao dịch trực tuyến đòi hỏi các biện pháp bảo vệ dữ liệu chặt chẽ để người dùng an tâm. Tại Việt Nam, nơi các nền tảng thanh toán như MoMo, ZaloPay hay ví điện tử ngân hàng đang phổ biến, việc tích hợp phương thức thanh toán nội địa sẽ quyết định sự thành công của ChatGPT. Ngoài ra, giao diện mua sắm cần được tối ưu để tránh làm gián đoạn trải nghiệm người dùng.

Hình ảnh mô phỏng mua hàng trực tuyến trên ChatGPT. Ảnh: Grok
Hiện tại, tính năng mua sắm của ChatGPT đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa được triển khai chính thức tại Việt Nam. Dù vậy, động thái này cho thấy xu hướng tích hợp AI vào thương mại điện tử đang lên ngôi.
Không chỉ OpenAI, các “ông lớn” như Microsoft cũng đang phát triển các chương trình tương tự, chẳng hạn Copilot Merchant Program, nhằm cạnh tranh trong cuộc đua công nghệ.
Với người dùng Việt Nam, đây là tín hiệu đáng mừng nhưng cần chờ thêm thời gian để tính năng này thích nghi với thị trường nội địa. Tính năng mua sắm trên ChatGPT hứa hẹn sẽ thay đổi cách chúng ta mua sắm trực tuyến.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
'Ông tổ' của email rác: Email Marketing đầu tiên trên thế giới được ra đời như thế nào?
Một trong những hiện tượng dai dẳng và gây khó chịu bậc nhất chính là thư rác, hay còn gọi là spam email.
NASA tìm thấy manh mối về nguồn gốc vàng trong vũ trụ từ dữ liệu “bỏ quên” suốt 20 năm