Sát thương nổ ở đâu lớn hơn : trên cạn hay dưới nước?

    Green,  

    Sát thương của vụ nổ ở đâu lớn hơn ? Trên mặt đất hay dưới nước?

    Trước khi trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng tưởng tượng một chút: bạn đang nằm thư giãn bên cạnh một hồ bơi, nghe nhạc và thưởng thức một cốc nước mát lạnh của một ngày oi bức. Đột nhiên, bạn thấy hai quả lựu đạn đang hướng về phía mình. Một quả thì rơi xuống hồ bơi, quả còn lại nằm ngay dưới chiếc ghế mà bạn đang ngồi. Chỉ trong một vài giây tới, cả hai quả sẽ cùng nổ. Lúc này, bạn có hai sự lựa chọn là nhảy xuống hồ bơi hoặc nằm thu mình lại dưới mặt đất. Bạn sẽ làm gì?

    Sát thương nổ ở đâu lớn hơn : trên cạn hay dưới nước?
     

    Khung cảnh trên có vẻ tồi tệ và dù cho bạn chọn cách nào đi chăng nữa thì, hai quả lựu đạn đó vẫn phát nổ gần sát vị trí của bạn. Vậy, liệu ở dưới nước hay trên cạn, sát thương của vụ nổ này sẽ lớn hơn? Có lẽ nhiều người sẽ chọn phương án nhảy xuống nước. Bởi dù gì nước cũng nặng hơn không khí, phân tử nước cũng dầy đặc hơn và nước sẽ làm giảm sát thương của vụ nổ.Và có thể ở dưới nước sẽ an toàn hơn nhiều so với ở trên bờ.

    Nhưng cũng có người sẽ chọn phương án thu mình trên mặt đất. Bởi chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã từng chứng kiến một vụ nổ dưới nước trên TV, hậu quả là hàng trăm chú cá nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Nhưng điều này có xảy ra với con người hay không ?

    Thực tế, nếu rơi vào trường hợp này, bạn sẽ chỉ có vài giây để quyết định xem có nên nhảy xuống nước hay không. Những thông tin dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn quyết định một cách nhanh chóng !

    Tác động của một vụ nổ dưới nước

    Nếu bạn chọn phương án nhảy xuống hồ bơi để tránh vụ nổ trên bờ thì xin chia buồn. Thực tế, giả sử khoảng cách và sát thương từ hai quả lựu đạn là giống nhau, thì vụ nổ ở dưới nước nguy hiểm hơn rất nhiều. Dĩ nhiên là sát thương của quả bom trên mặt đất cũng không phải là nhỏ. Tất cả những vụ nổ đều có sức tàn phá với một tốc độ đáng kinh ngạc. Phản ứng hóa học này tạo ra một lượng lớn khí nén và nhiệt lượng trong một khoảng thời gian rất ngắn. Chúng phá vỡ kết cấu của các hợp chất và tạo thành các đợt khí nén, cũng như nhiệt lượng từ các phân tử hợp chất bị phát nổ. Các đợt khí lan rộng ra, và dưới sự tác động của nhiệt lượng, chúng càng lan nhanh hơn nữa.

    Những đợt khí lan ra này còn được gọi là các đợt sóng áp lực – vũ khí chết người của những quả bom. Khi sóng áp lực đủ nhanh nó sẽ trở thành những đợt sóng xung kích. Với những vụ nổ trên mặt đất nó có thể đốt cháy da thịt, xé toạc chân tay và bắn các mảnh vỡ ra ngoài không khí. Bên cạnh đó, sóng áp lực còn tác động đến lượng khí bên trong cơ thể bạn. Lượng khí này bị nén lại và phá hủy những bộ phận nội tạng của nạn nhân như phổi, ruột hay tai…

    Sát thương nổ ở đâu lớn hơn : trên cạn hay dưới nước?
     

    Thông thường, nếu một vụ nổ được bao quanh bởi không khí, không khí sẽ nén và hấp thụ một phần năng lượng nổ. Điều này làm giảm phạm vi ảnh hưởng của nó. Tuy nhiên, trong môi trường nước, chúng khó có thể nén lại được. Về mặt kĩ thuật, nước có thể nén được, nhưng phải mất một áp lực rất lớn mới tạo ra được một phần nhỏ nước nén. Điều này có nghĩa rằng, trong một vụ nổ dưới nước, chất lỏng bao quanh không thể hấp thụ được áp lực như không khí, mà trái lại nó còn di chuyển theo  những đợt sóng áp lực đó. Khi bom nổ dưới nước, những mảnh kim loại không thể văng xa như ở môi trường không khí, nhưng áp lực và mức độ ảnh hưởng là lớn hơn rất nhiều.

    Nếu bạn đứng ở ngoài phạm vi mảnh kim loại văng tới, bạn vẫn có cơ hội sống sót. Nhưng nếu đứng ở cũng một khoảng cách như vậy ở môi trường nước, áp lực sẽ giết chết bạn ngay tức khắc. Những đợt sóng áp lực này sẽ đi qua cơ thể bạn, nén lượng khí bên trong cơ thể và làm vỡ mạch máu, phá vỡ phổi, rách nội tạng hoặc thậm chí là xuất huyết não. Trong ví dụ trên, các đợt sóng sẽ đập vào thành bể và phản hồi lại, thậm chí còn gây ra nhiều sát thương hơn. Và nếu rơi vào trường hợp như vậy, phương án nằm thu mình trên mặt đất chắc chắn sẽ mang lại cơ hội sống sót cho bạn cao hơn hẳn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày