Sau bê bối hiếp dâm tại Ấn Độ, Uber lại vướng phải vòng lao lý trên đất Mỹ
Đâu sẽ là tương lai cho những người tham gia sử dụng dịch vụ của Uber.
Mới đây, chính quyền thành phố Portland trực thuộc tiểu bang Oregon, Mỹ đã lên tiếng công khai chỉ trích dịch vụ đi chung Uber. Được biết, kể từ khi đi vào hoạt động vào thứ 6 tuần trước, các nhà chức trách đã thông báo rằng họ sẽ đệ đơn kiện vì dịch vụ này vi phạm các điều khoản trong bộ luật thành phố và yêu cầu công ty chấm dứt ngay lập tức các hoạt động của mình.
Cuộc biểu tình nhằm chấm dứt hoạt động của Uber.
Charlie Hales - thị trưởng thành phố cho biết: "Mối quan tâm của chính quyền là sức khỏe cũng như sự an toàn của cộng đồng và nhà nước đã đầu tư tiền để chúng tôi có trách nhiệm để làm việc đó". Trong tuyên bố của mình, ông có nhắc đến việc lệnh cấm này là một hành động nhằm đảm bảo các nguyên tắc công bằng trong kinh doanh.
Chân dung thị trường thành phố Portland, ông Charlie Hales.
Thực tế, để có thể kinh doanh dịch vụ vận tải ở Mỹ, các hãng taxi phải cam kết với nhà chức trách về việc đảm bảo sức khỏe cũng như an toàn cho khách hàng. Thậm chí tất cả các hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn cho đến các công ty xây dựng cũng phải đảm bảo được những điều tương tự mới được cấp giấy phép hoạt động.
Còn với trường hợp của Uber, có vẻ như hãng đã không tuân thủ theo các quy định này khiến chính quyền tại Portland phải nổi giận và đệ đơn lên toàn án xin chấm dứt hoạt động của công ty.
Việc hoạt động của Uber sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích của các hãng taxi truyền thống.
Trong các tuyên bố của mình, Uber không nói rõ về việc sau khi giải quyết vụ lùm xùm tại Mỹ, hãng có tiếp tục hoạt động hay không nhưng họ cho biết dịch vụ này đã nhận được sự chào đón rất nồng nhiệt từ mọi người ở trong vào ngoài thành phố Portland.
Công ty này cũng lưu ý rằng họ đã nhận được gần 7.000 chữ ký từ những người ủng hộ (trong đó có cả cư dân từ những thành phố khác) để kiến nghị trực tiếp tới hội đồng thành phố nhằm cho phép dịch vụ này tiếp tục hoạt đông.
Đại diện thành phố và Uber đã có những cuộc cuộc đàm phán về hợp pháp hóa hoạt động của công ty trong nhiều tháng trước khi dịch vụ này được ra mắt. Tuy nhiên, kết cục là các quan chức của sở giao thông vận tải đã cảnh báo rằng họ sẽ phạt cả người lái xe lẫn Uber và chỉ tha cho khách đi nhờ.
Nếu bị bắt, phía Uber sẽ nhận án phạt 1.500 USD (đối với vi phạm lần đầu) và 2.250 USD cho tài xế. Hình phạt có thể tăng lên đến 5.000 USD nếu các tài xế tiếp tục tái diễn và đây thực sự là một quyết định quá nghiêm khắc. Người phát ngôn của Uber, ông Eva Behrend đã kêu gọi những người sử dụng Uber cùng sát cánh bên nhau để chống lại điều luật vô lý này.
Người sử dụng Uber trên iOS.
Thế nhưng, luật cấm lại đang vấp phải khá nhiều sự phản đối từ cộng đồng dân cư tại thành phố bởi các vùng lân cận của Portland lại cho phép Uber hoạt động.
Trong đó, điều mà các quan chức sở tại lo ngại nhất chính là vấn đề tiền bảo hiểm khi xảy ra sự cố và xác thực danh tính của các tài xế mà điều này lại là bắt buộc với các hãng taxi. Những công ty kinh doanh dịch vụ vận tải truyền thống đã yêu tài xế của họ phải đảm bảo đóng đầy đủ tiền bảo hiểm thương mại cũng như kiểm tra lý lịch hàng năm. Còn với các dịch vụ đi chung như Uber và Lyft thì lại hầu như không đảm bảo được điều đó.
Tham khảo: Theverge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng