Sau cơ quan chính phủ, Nhật Bản mở rộng chính sách tẩy chay thiết bị Huawei sang doanh nghiệp và các tổ chức tư nhân
Chỉnh phủ Nhật kêu gọi các doanh nghiệp và tổ chức tư nhân hoạt động trong những lĩnh vực quan trọng tránh mua các thiết bị dễ bị xâm nhập.
Trong động thái nhắm vào Huawei và ZTE, chính phủ Nhật Bản đã kêu gọi các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực, cơ sở hạ tầng quan trọng như lưới điện và đường sắt tránh mua thiết bị viễn thông dễ bị rò rỉ thông tin nhạy cảm.
Trước đó, Nhật Bản đã yêu cầu các cơ quan chính phủ không mua thiết bị như máy chủ và thiết bị đầu cuối từ Huawei. Bắt đầu từ tháng 4 tới, các nhà cung cấp đã được chọn dựa trên mức giá sẽ bị đánh giá lại, kỹ lưỡng hơn về rủi ro bảo mật. Hướng dẫn tương tự sẽ được Nhật Bản mở rộng sang khu vực tư nhân, yêu cầu các công ty và tổ chức hạn chế mua các thiết bị được cho là không an toàn từ tháng 1/2019.
Động thái này có thể buộc một loạt doanh nghiệp Nhật Bản loại bỏ các sản phẩm và dịch vụ của Trung Quốc khỏi mạng lưới của mình.
Hồi tháng 8, phía Mỹ đã tuyên bố rằng các thiết bị từ những nhà sản xuất Trung Quốc như Huawei khiến thông tin quân sự của họ bị đánh cắp. Vì thế, phía Mỹ đã yêu cầu hạn chế sử dụng các thiết bị của Huawei và ZTE trong các cơ quan chính phủ. Bên cạnh đó, Mỹ còn kêu gọi đồng minh của mình ngừng sử dụng thiết bị của Huawei.
Các công ty tư nhân hoạt động trong những lĩnh vực, cơ sở hạ tầng quan trọng được coi là sẽ thiệt hại trên diễn rộng nếu bị tấn công. Ví dụ, một hacker có thể làm gián đoạn nền kinh tế nếu xâm nhập và làm sập hệ thống điện. Cuộc sống hàng ngày của người dân cũng sẽ bị xáo trộn nếu mạng lưới giao thông và chăm sóc sức khỏe bị gián đoạn.
Chính phủ Nhật cũng sẽ thành lập một ủy ban kiểm tra cơ sở hạ tầng quan trọng vào tháng 1/2019, được chỉ đạo bởi Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga. Ủy ban này sẽ giải thích vấn đề cho các cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức để họ không mua những thiết bị được coi là không an toàn.
Tuy nhiên, việc chỉ định nhà cung cấp bị xem là can thiệp quá mức vào khu vực tư nhân. VÌ thế, chính phủ Nhật sẽ chỉ yêu cầu các cơ quan, công ty tư nhân hoạt động trong những lĩnh vực, cơ sở hạ tầng quan trọng hợp tác với yêu cầu của họ và thận trọng thay vì buộc họ ngừng kinh doanh với một số công ty nhất định.
Đã có một số công ty Nhật Bản ngừng sử dụng thiết bị của Trung Quốc.
SoftBank Group sử dụng thiết bị Huawei và ZTE cho các trạm phát sóng 4G của mình. Công ty này đã mua gần 60% trạm phát sóng 4G từ Huawei trong năm 2017 nhưng không có kế hoạch tiếp tục sử dụng thiết bị của Trung Quốc cho trạm phát sóng 5G. Ngoài ra, SoftBank cũng có ý định đại tu trạm 4G với thiết bị từ Ericsson hoặc Nokia để tránh mất khách.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng