Sau khi sáp nhập với Uber tại Đông Nam Á, Grab muốn mở rộng dịch vụ bằng một "siêu ứng dụng" như WeChat, Alipay và Go-Jek

    KON,  

    Mới đây, Grab đã công bố một chiến lược mới của công ty, muốn ra mắt một "siêu ứng dụng" cho thị trường Đông Nam Á. Tuy nhiên Go-Jek đã đi trước một bước.

    Uỷ ban Cạnh tranh và Tiêu dùng của Singapore (CCCS) tuần vừa qua đã cho biết họ có thể sẽ phạt hoặc thậm chí sẽ giải toả thoả thuận giữa Uber và Grab. Tuy nhiên, Grab không hề bày tỏ sự lo sợ, mà còn thông báo sẽ đẩy mạnh ra ngoài mảng dịch vụ cho thuê xe trong thị trường Đông Nam Á, một khu vực có hơn 600 triệu người tiêu dùng.

    Grab sẽ cho các bên thứ ba trở thành một phần của dịch vụ của mình. Cho đến thời điểm hiện tại, Grab đã có hơn 100 triệu lượt tải về trên các cửa hàng ứng dụng. "Nền tảng Grab," tên gọi của chiến lược, sẽ cho phép các công ty đối tác khai thác quy mô của Grab để tiếp cận khách hàng mới và sử dụng các dịch vụ khác ngoài dịch vụ cho thuê xe của Grab. Công ty đầu tiên đăng kí vào chiến lược này là công ty giao hàng tạp hoá HappyFresh. HappyFresh hiện đã phát triển một phiên bản của dịch vụ của họ, được tích hợp vào ngay trong ứng dụng của Grab. Trước đó, HappyFresh đã phải vật lộn để kinh doanh trong thị trường Đông Nam Á, nhưng sau khi kết hợp với ứng dụng của Grab, họ có thể khai thác được khách hàng của Grab và dịch vụ thanh toán GrabPay. Grab từ chối cung cấp chi tiết tài chính của thoả thuận này.

    Sau khi sáp nhập với Uber tại Đông Nam Á, Grab muốn mở rộng dịch vụ bằng một siêu ứng dụng như WeChat, Alipay và Go-Jek - Ảnh 1.

    Đồng sáng lập của Grab, bà Hooi Ling Tan đã chia sẻ rằng Grab có kế hoạch ra mắt các API, và theo thời gian, sẽ khiến cho quá trình đăng ký đối tác "trở thành một quá trình tự phục vụ, để cho cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng được những tài nguyên mà các đối tác lớn có được."

    Ngoài các dịch vụ của đối tác, Grab cũng sẽ giới thiệu thêm mảng tin tức, game và các nội dung khác trên ứng dụng của họ. Ứng dụng của Grab sẽ có thay đổi trong thiết kế để phản ánh những thay đổi này. Trong quá khứ, ứng dụng của Grab sẽ đi thẳng vào màn hình đặt thuê xe, nhưng kể từ này, họ sẽ tải một danh sách các dịch vụ và nội dung để phản ánh các tuỳ chọn đa dạng hơn.

    Sau khi sáp nhập với Uber tại Đông Nam Á, Grab muốn mở rộng dịch vụ bằng một siêu ứng dụng như WeChat, Alipay và Go-Jek - Ảnh 2.

    Tuy nhiên, đây không phải là điều gì mới mẻ cả. Cách tiếp cậ này rất giống với Go-Jek, đối thủ của Grab mà đang thống lĩnh thị trường Indonesia và hiện đang mở rộng ra thị trường Đông Nam Á. Go-Jek cũng là người đi tiên phong trong mảng cung cấp dịch vụ theo yêu cầu tại Đông Nam Á. Chiến lược mới của Grab cũng học hỏi từ Meituan của Trung Quốc, một công ty siêu ứng dụng mà đã đầu tư vào Go-Jek và đang sắp sửa trở thành công ty đại chúng tại Hồng Kông. Grab cũng có học thêm từ cả ứng dụng siêu nổi của Trung Quốc như WeChat và Alipay.

    Sau khi sáp nhập với Uber tại Đông Nam Á, Grab muốn mở rộng dịch vụ bằng một siêu ứng dụng như WeChat, Alipay và Go-Jek - Ảnh 3.

    Giao diện ứng dụng mới của Grab

    Tan chia sẻ tại sự kiện Rise tại Hồng Kông: "Tất cả những thứ này nhằm giúp chúng tôi trở thành siêu ứng dụng hàng ngày của Đông Nam Á."

    Grab gần đây cũng đã kêu gọi được 1 tỷ USD từ Toyota.

    Tan giải thích: "Chúng tôi đã có được lợi nhuận trong một số thị trường của chúng tôi, đặc biệtl à trong những thị trường đã trưởng thành, và chúng tôi đang có được vị thế để tiếp tục đầu tư thêm vào tăng trưởng. Chúng tôi đã thấy được một con đường sinh lời, song chúng tôi đã đưa ra quyết định sẽ tiếp tục phát triển vì chúng tôi biến là hiện vẫn còn nhiều tiềm năng tại thị trường này."

    Tham khảo TechCrunch

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày