"Sau khi thử dùng thử máy tính bàn của tương lai, tôi đã quyết định quay trở về hiện tại"
Về cơ bản, thì thực tế tăng cường chưa sẵn sàng để có thể có một chỗ đứng vững chắc. Ta vẫn phải chờ dài.
- Đây là hiệu ứng được tạo ra bởi công cụ tăng cường thực tế của Apple: lồng thật vào giả mượt mà đến khó tin
- Công nghệ thực tế ảo tăng cường "ảo" đến thế này, bảo sao Apple gọi đó là tương lai
- Đây chính là tương lai của ngành game: chơi Mario ngay ngoài đường với công nghệ tăng cường thực tế
- Sử dụng thực tế tăng cường, đội ngũ phát triển phần mềm Trung Quốc "xây dựng lại" những cổng thành xưa kia
- Giải ngố về thực tế tăng cường - công nghệ làm nên thành công của Pokemon Go
Bài viết dựa theo lời của Rachel Metz, phóng viên/reviewer/editor cấp cao của MIT Technology Review.
Những ngày vừa qua, cô đã được thử thực tế tăng cường ngay tại nơi mình làm việc. Gắn thêm một cái màn hình ảo lên bàn làm việc bằng cách đeo một thiết bị đeo đầu, Rachel Metz có thể làm được những thứ nhưng viết email, đọc tin tức và đăng tải trên mạng xã hội Twitter mà chẳng cần sử dụng tới màn hình laptop của mình. Trên chiếc bàn ảo của cô là những vật trang trí cũng ảo nốt.
Cô làm được điều đó là nhờ Meta 2, một thiết bị trị giá 1.495 USD tới từ Meta, một startup tới từ Thung lũng Silicon của Meron Gribetz, với mục đích mang thực tế tăng cường tới thị trường dại chúng. Thiết bị Meta 2 này nhắm tới các nhà phát triển bất kì nền tảng gì, những người cần một thiết bị máy tính đủ khỏe khoắn để gánh vác công việc, nó chỉ có giá bằng một nửa thiết bị HoloLens của Microsoft, nhưng lại có một tầm nhìn rộng hơn, tạo ra những hỉnh ảnh 3D rất chất lượng.
Nghe chừng thì tuyệt lắm, ta có thể thêm thắt những yếu tố kĩ thuật số cho thế giới thực của chúng ta. Đây là những gì giới công nghệ vẫn hào hứng thử nghiệm, vẫn chờ đón từng ngày mà! Nhưng đáng buồn là, cô Metz cho rằng công nghệ này còn lâu mới chín muồi.
Những tưởng là thực tại tăng cường sẽ khiến công việc nặng nhọc trở nên nhẹ nhàng hơn, cô Metz tập trung sử dụng ứng dụng demo của Meta, là Workspace. Cô tưởng tượng ra viễn cảnh của việc vẩy tay để lượt web một cách điệu nghệ, đặt tab chạy nhạc, tab làm việc, v.v… một cách hài hòa xung quanh mình.
Bloomberg đã có bài phóng sự rất hay, được thực hiện ngay tại trụ sở của startup Meta. Tại đó, CEO Meron Gribetz đã nói về tương lai của thực tế tăng cường sẽ tuyệt vời ra sao. Bạn có thể đọc nó tại đây, bài viết có kèm video về bài phóng sự ấy.
Nhưng thực tế lại không như vậy.
Theo cô, vấn đề lớn nhất của lần trải nghiệm này là ứng dụng liên tục bị đóng băng. Rất nhiều lần, các thể loại cửa sổ cứ dính chặt vào mặt cô, xoay đầu hướng nào cũng vẫn thấy chúng. Cô đã thử tắt bật Meta 2, khởi động lại ứng dụng, chỉnh độ sáng tối và thậm chí chuyển cả phòng làm việc đến vài lần: vấn đề nhức nhối vẫn còn đó. Cô liên lạc với hỗ trợ kỹ thuật của Meta, cài được một phiên bản mới hơn vào; cải thiện đôi chút, nhưng cơ bản vấn đề vẫn còn đó.
Nhưng mỗi khi nó hoạt động được, thì Metz lại thấy hình ảnh tuyệt vời lắm. Các ứng dụng được sắp xếp như sách trên giá, có thể kéo để mở ra. Việc bật một cái video lên để xem, dừng nó lại quay để quay đi làm việc tiếp, để lúc sau xem lại chưa bao giờ thú vị đến thế.
Meta cũng có nhiều ý tưởng rất hay về cách một người nên tương tác với những yếu tố ảo. Các động tác tay không quá khó để thực hiện, cô Metz chẳng mất nhiều thời gian để làm quen với tất cả chúng. Cứ như học làm phép (không cần đũa) ở Hogwarts vậy.
Tuy vậy, càng dùng nhiều cô lại càng thấy những tương tác này làm mình mệt mỏi. Dễ hình dung nhất là động tác chấm tay vào không khí để chọn một đường link nào đó. "Dùng chuột và bàn phím không dây để thực hiện thao tác này dễ hơn nhiều", Rachel Metz nói.
Vấn đề phần mềm nhiều hạn chế, vấn đề phần cứng cũng không kém cạnh. Thiết bị Meta nặng nửa cân được cô Metz cho là khá không thoải mái, ít ra là nặng so với cô. Không thể đeo thứ này suốt 25 phú mà không cảm thấy đau đầu được. Cảm giác này rất có thể sẽ khiến một người không thể sử dụng Meta suốt một ngày làm việc được.
Một điểm phàn nàn cuối cùng nữa: nếu muốn nhìn vào thực tại, thì cô phải đưa mắt xuống khoảng trống thừa ra ở dưới kính, bởi lẽ những hình khối 3 chiều chắn toàn bộ tầm nhìn của cô. Chưa rõ là Meta sẽ sửa chữa việc này như thế nào mà không phải thiết kế lại toàn bộ cái kính.
Nhiều lời phàn nàn được đưa ra, nhưng Metz nhắc nhớ là Meta 2 vẫn chỉ là một sản phẩm thử nghiệm đang chạy một ứng dụng thử nghiệm (demo), nên là trải nghiệm có thể không thực sự hoàn hảo. Cô vẫn rất ức chế, cô Metz đã trông đợi hơi nhiều nơi Meta 2.
Chặng đường phát triển dài hơn ta tưởng, chưa thể tin được những lời hoa mỹ mà các nhà phát triển thực tế tăng cường đưa ra. "Thiết bị sẽ sẵn sàng trong vòng 5 năm tới", đáng buồn là ta chưa thể đi nhanh được như thế. Nhưng một khi đã tới được đó, ý kiến cá nhân của cô Metz lần này sẽ trở thành những lời khuyên, những trải nghiệm quý giá nhằm hoàn thiện hóa một thiết bị của tương lai.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng