Sau Microsoft, đến lượt Google tuyên chiến với ung thư, sử dụng vũ khí machine learning
Khoa học công nghệ và y học vẫn luôn có sự liên kết và giao thoa mật thiết với nhau, tạo nên những phát minh cách mạng cho nhân loại.
Microsoft đã hứa hẹn sẽ tiêu diệt hoàn toàn bệnh ung thư trong vòng 10 năm tới, và nay Google cũng đang hướng tới điều đó.
Đảm bảo quá trình triệt tiêu một khối u ung thư diễn ra suôn sẻ và thi được kết quả khả quan luôn là gánh nặng vô cùng gian khổ, đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì đến từ các ý bác sỹ và nhà khoa học/vật lý học. Tuy nhiên, đội ngũ phát triển công nghệ machine-learning của Google, với tên hiệu DeepMind, lại nảy ra ý tưởng sử dụng trí thông minh nhân tạo AI để hỗ trợ hiệu quả vấn đề trên.
Khi trải qua sử dụng phương pháp xạ trị trên bệnh nhân, những người trực tiếp can thiệp sẽ phải quyết định bộ phận nào của cơ thể được phép đặt vào tầm ảnh hưởng của bức xạ để dần loại bỏ khối u, trong khi giảm thiếu tối đa tác động không mong muốn đến những mô tế bào khỏe mạnh xung quanh.
Do đó, các bác sỹ phải phân vùng một cách rõ ràng nhất có thể, sau đó mới tiếp tục chuyển sang công đoạn quét khối u và xạ trị. Nghe có vẻ không quá khó khăn, nhưng đó sẽ là cả một bài toán khó nếu vùng chữa trị nằm ở vị trí đầu và cổ, nơi tập trung nhiều cơ quan và bộ phận quan trọng bậc nhất đối với chức năng sống của con người.
Giờ đây, DeepMind hiện đang hợp tác với Trung tâm liên kết Đại học và Bệnh viện London nhằm mục đích cho ra đời một hệ thống AI đột phá có khả năng xử lý và quyết định phương án phù hợp, tối ưu nhất cho công đoạn phân chia trên. DeepMind cho biết sẽ tiến hành phân tích trên tổng số 700 ca tương tự liên quan đến những cơ quan gần đầu và cổ.
Trung tâm Đại học Bệnh viện London
Họ hy vọng sẽ tạo ra được một thuật toán có thể tự học hỏi cách mà các chuyên gia lựa chọn vùng được chiếu xạ, tự động hỗ trợ phân đoạn này trong cả quy trình..
"Các y bác sỹ vẫn sẽ là người làm chủ toàn bộ các công đoạn nói chung trong khi chữa bệnh, nhưng nếu nhờ tới sự trợ giúp của AI, tổng thời gian có thể được rút ngắn đi từ 4 tiếng xuống chỉ còn 1 tiếng đồng hồ," DeepMind giải thích.
Được biết, đội ngũ nghiên cứu cũng mong muốn công nghệ này có thể được ứng dụng xa hơn, trên phạm vi các cơ quan khác của cơ thể chứ không chỉ những vùng nguy hiểm và nhạy cảm.
Siêu máy tính Watson của IBM cũng là một cái tên nổi trội trong lĩnh vực áp dụng cơ chế machine-learning vào chữa trị ung thư, nhưng phương pháp tiếp cận thì mới chỉ nằm trên phương diện thông tin chứ chưa đi sâu vào thực nghiệm. Cụ thể, Watson đã giúp tính toán và xử lý dữ liệu trên hơn 600.000 y bạ và 1,5 triệu báo cáo từ các bác sỹ để tiến tới những giải pháp hiệu quả nhất cho ca bệnh hiện tại.
Dự án lần này vẫn chưa phải là bước tiến đầu tiên của DeepMind trong khía cạnh nghiên cứu y học. Thực tế, đây đã là lần thứ 3 họ bắt tay hợp lực với Cục Y tế Anh Quốc.
Trước đó, giới y học đã được một phen sửng sốt khi một dự án của DeepMind cho phép nhận ra và chẩn đoán dấu hiệu suy giảm thị giác từ rất sớm nhờ vào sàng lọc cơ sở thông tin của hơn 1,6 triệu hồ sơ ghi chép về những lần kiểm tra thị giác con người.
Có lẽ một ngày không xa, DeepMind sẽ cho ra đời hàng loạt những công trình tiên tiến nữa với khả năng hỗ trợ chữa bệnh bao quát hoàn toàn cả cơ thể con người.
Tham khảo: Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng