Sau nhận diện khuôn mặt, Trung Quốc đang thí điểm nhận dạng giọng nói để thắt chặt an ninh

    Long.J,  

    Một nỗ lực mới của Trung Quốc trong việc thắt chặt an ninh.

    Chính quyền tỉnh Qúy Châu, Đại học Thanh Hoa và công ty công nghệ d-Ear Technologies ở Bắc Kinh vừa tuyên bố họ đang hợp tác trong một dự án thí điểm, nhằm kết nối giọng nói của mỗi người với ID cá nhân để tạo ra cơ sở dữ liệu để xác minh danh tính, gọi là "voiceprint".

    Công nghệ cũng như các kết nối kỹ thuật số đã cho phép chính phủ Trung Quốc theo dõi người dân bằng nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như sử dụng nhận diện khuôn mặt để ngăn ngừa trộm cắp giấy vệ sinh và những kẻ coi thường pháp luật.

    Sau nhận diện khuôn mặt, Trung Quốc đang thí điểm nhận dạng giọng nói để thắt chặt an ninh - Ảnh 1.

    Tuy nhiên, d-Eer và một số công ty khác cho rằng nhận diện giọng nói là phương pháp tốt hơn, rẻ hơn để xác minh danh tính của người dân. Cheng Ge, giám đốc tiếp thị của d-Ear nói với Quartz rằng việc này sẽ tương tự như chương trình thí điểm vào tháng 12 của Tencent ở phía nam Quảng Châu, sử dụng nhận diện khuôn mặt qua WeChat nhằm tạo ra phiên bản kỹ thuật số của thẻ ID cho chính phủ ban hành. Thẻ ID kỹ thuật số có thể dùng để check-in/check-out tại khách sạn và kiểm tra an ninh tại sân bay.

    Cheng cho biết, trong khi chương trình thí điểm của WeChat diễn ra ở Quảng Châu, Qúy Châu sẽ được thí điểm nhận dạng giọng nói trước khi được ứng dụng rộng rãi. Trong tháng này, họ sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu giọng nói ở Qúy Châu - địa phương đang được định vị trở thành một trung tâm công nghệ. Ví dụ đơn cử như, trung tâm dữ liệu đầu tiên của Apple tại Trung Quốc cũng được đặt tại Qúy Châu.

    Một số công ty Trung Quốc khác cũng đang thử nghiệm nhận diện giọng nói. Vào tháng 12, Alibaba, công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, thông báo rằng họ đang thực hiện nhận dạng giọng nói để xác minh danh tính trong các máy bán vé tại ga tàu điện ngầm ở Thượng Hải. iFlytek, một trong những công ty lớn nhất trong lĩnh vực này đã cung cấp dịch vụ "voice signature" (dạng chữ ký thông qua giọng nói) để xác minh thông tin y tế ở An Huy cũng như cho cảnh sát ở Tân Cương.

    Dù thuận tiện, sử dụng công nghệ sinh trắc học này đã làm gia tăng quan ngại về sự riêng tư cá nhân. Theo Cheng, công ty này chỉ xem xét việc sử dụng nhận dạng giọng nói với các biện pháp tự kiểm tra, như quyền sử dụng an sinh xã hội, dịch vụ khách sạn hoặc hàng không.

    Ngoài ra, Cheng cho biết dữ liệu thoại thuộc về người dùng. Tuy nhiên, các công ty và chính phủ có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu đó cho những mục đích kinh doanh cụ thể.

    Theo Quartz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày