Schneider Electric giới thiệu giải pháp cho tòa nhà của tương lai

    Quang Vũ,  

    Bền vững, phục hồi, hiệu quả và lấy con người làm trọng tâm là bốn thành tố của tòa nhà tương lai, theo Schneider Electric Việt Nam tại Chuỗi Hội thảo Công nghệ cho bất động sản thời kinh tế số (VNITO Tech Series 2021).

    Trong khuôn khổ sự kiện, ông Đỗ Nguyên Hưng, Phó Tổng giám đốc Khối Dự án Công ty Schneider Electric Việt Nam đã chia sẻ về Tòa nhà của tương lai (Building of The Future). Qua đó, ông đã khuyến khích các nhà đầu tư, các chủ tòa nhà không chỉ hướng đến việc xây dựng tòa nhà "thông minh" mà còn hướng đến cả xây dựng một tòa nhà "lành mạnh" đáp ứng cho các khách hàng tương lai thông qua các giải pháp số nhằm giải quyết 4 bài toán chính: tối ưu hóa không gian sử dụng, tăng cường sức khỏe cho người cư ngụ hay người sử dụng trong tòa nhà, cải thiện trải nghiệm của nhân viên, giảm thiểu chi phí vận hành tòa nhà.

    Các tòa nhà cần thay đổi để đối mặt với các biến cố tương lai

    Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, các tòa nhà tiêu thụ khoảng 30% năng lượng của toàn thế giới trong quá trình xây dựng và vận hành, đồng thời chiếm tới 40% lượng phát thải khí nhà kính hàng năm trên toàn cầu. Trong khi đó, con người hiện đang tiêu tốn đến 90% thời gian cuộc sống ở trong các tòa nhà.

    Schneider Electric giới thiệu giải pháp cho tòa nhà của tương lai - Ảnh 1.

    Tòa nhà thông minh sử dụng công nghệ EcoStruxure của Schneider Electric. Nguồn: Schneider Electric

    Do đó, theo ông Đỗ Nguyên Hưng chia sẻ, tòa nhà của tương lai không còn đơn thuần tập trung vào kiến trúc, mà cần thay đổi và phát triển bền vững thông qua ứng dụng chuyển đổi số, đặc biệt là Internet vạn vật từ khâu xây dựng đến quá trình quản lý tòa nhà để đạt được bốn thành tố chủ chốt bao gồm: Tính bền vững, khả năng phục hồi, vận hành siêu hiệu quả và lấy con người làm trung tâm.

    Trước hết, tòa nhà cần sở hữu thiết kế và trang bị hệ thống năng lượng linh hoạt, đa dạng nguồn điện và giảm thiểu CO2 ra môi trường. Tiếp đến tòa nhà có khả năng chịu đựng những thách thức, sự cố bất ngờ, và nhanh chóng phục hồi. Ở khía cạnh hướng đến hoạt động siêu hiệu quả, tòa nhà cũng cần được vận hành liền mạch trên một nền tảng kĩ thuật số và tận dụng dữ liệu thực (real-time) để phản ứng và xử lý nhanh chóng, hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn.

    Schneider Electric giới thiệu giải pháp cho tòa nhà của tương lai - Ảnh 2.

    Ông Đỗ Nguyên Hưng chia sẻ tại sự kiện VNITO Tech Series 2021. Nguồn: Schneider Electric

    Ngoài ra, đại diện Schneider Electric đặc biệt nhấn mạnh tòa nhà trong tương lai cần lấy con người làm trung tâm, trở thành tòa nhà "lành mạnh", nghĩa là tòa nhà phải được thiết kế ứng với suy nghĩ, nhu cầu của người thụ hưởng và cung cấp một môi trường an toàn, lành mạnh cho người sử dụng.

    Làm sao để xây dựng, vận hành tòa nhà "lành mạnh" cho tương lai?

    Tòa nhà "lành mạnh" là một cấp cao hơn của tòa nhà thông minh, đảm bảo tất cả các khía cạnh của sức khỏe - bao gồm cả thể chất, tình cảm, trí tuệ, tinh thần, nghề nghiệp, môi trường và xã hội. Tòa nhà "lành mạnh" có thể đảm bảo khả năng thu hồi vốn thông qua: Giảm chi phí bảo hiểm bằng cách giúp giảm 3,5 ngày nghỉ bệnh của nhân viên trong một năm; Tăng độ tin cậy và trung thành của đội ngũ nhân sự bằng cách giúp tăng 101% điểm nhận thức của nhân viên trong môi trường thông gió tốt; Cung cấp cơ hội để tạo ra sự khác biệt cho các tòa nhà của bạn nhờ khả năng đạt được các chứng chỉ bao gồm WELL, Fitwell và RESET, giúp tăng 20% tiền cho thuê.

    Schneider Electric giới thiệu giải pháp cho tòa nhà của tương lai - Ảnh 3.

    Ông Đỗ Nguyên Hưng chia sẻ tại sự kiện VNITO Tech Series 2021. Nguồn: Schneider Electric

    Tại sự kiện, ông Đỗ Nguyên Hưng, đại diện Schneider Electric cũng đã giới thiệu quy trình phát triển tòa nhà "lành mạnh" để các nhà quản lý cơ sở vật chất công trình và chủ tòa nhà có thể cân nhắc khi xây dựng, nâng cấp và vận hành.

    Thứ nhất, cần tối đa hóa hiệu quả sử dụng không gian ứng dụng phần mềm để theo dõi mức độ sử dụng trong thời gian thực và xác định xem bàn làm việc, văn phòng và phòng có đảm bảo khoảng cách an toàn hay không; theo dõi mức độ lấp đầy, sức chứa… để điều chỉnh bố cục văn phòng theo các quy định an toàn.

    Thứ hai, cần tăng cường sức khỏe của người sử dụng tòa nhà bằng cách dùng hệ thống điều chỉnh và đảm bảo độ ẩm tối ưu đáp ứng quy chuẩn sức khỏe của các tổ chức ASHRA & EPA; kiểm tra lưu thông không khí, giám sát mức CO2 & VoC (các hợp chất hữu cơ) và duy trì mức độ mùi.

    Thứ ba, cần cải thiện trải nghiệm của nhân viên bằng cách tích hợp các tính năng liên lạc trực tiếp hiệu quả, đồng thời đơn giản hóa quyền truy cập vào các công cụ và thông tin kỹ thuật số cho nhân viên và nhanh chóng cập nhật những quy định, tình trạng vận hành của tòa nhà vào thời điểm hậu đại dịch.

    Cuối cùng, cần giảm chi phí vận hành tòa nhà bằng cách thu thập và phân tích thông tin chi tiết thông qua việc điều phối và kết nối các cảm biến để xác định địa điểm và thời điểm giải quyết các vấn đề. Chẳng hạn như khi cần làm sạch tòa nhà, hệ thống này có thể điều hướng các nguồn lực làm sạch tập trung vào các khu vực hay các tiện nghi đã được sử dụng và đạt ngưỡng cần thực hiện vệ sinh.

    Để tìm hiểu chi tiết hơn về các giải pháp của Schneider Electric Việt Nam cho tòa nhà lành mạnh của tương lai, vui lòng truy cập https://www.se.com/vn/vi/work/campaign/buildings-of-the-future/healthy-buildings.jsp

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày