FPT Telecom đóng góp lớn nhất vào lợi nhuận trước thuế của FPT nhưng FPT chỉ sở hữu 40% lợi nhuận của công ty này.
Gần đây, phần lớn các câu chuyện về FPT đề cập đến lĩnh vực phát triển phần mềm. Nhưng có một thực tế là lâu nay và có lẽ cả trong vài năm tới, mảng viễn thông của FPT Telecom mới là bộ phận đóng góp lớn nhất vào tổng lợi nhuận trước thuế của tập đoàn. Thậm chí, tăng trưởng lợi nhuận của bộ phận này còn lớn hơn cả mảng phần mềm.
Đơn cử như trong năm 2013, mảng viễn thông (không bao gồm FPT Online) mang về 830 tỷ đồng LNTT, chiếm 33% tổng lợi nhuận và tăng trưởng 20% so với năm 2012. Còn phần mềm chỉ đóng góp 548 tỷ, chiếm 22% tổng lợi nhuận và tăng trưởng 10%.
Tính thêm cả mảng nội dung số của FPT Online (công ty con trực tiếp của FPT Telecom) thì hệ thống FPT Telecom và FPT Online chiếm xấp xỉ 40% tổng lợi nhuận của tập đoàn.
Nhưng có một nghịch lý là FPT Telecom càng tăng trưởng nhanh, càng đóng góp nhiều hơn vào tổng lợi nhuận, càng chia cổ tức nhiều thì FPT lại càng kém vui. Nguyên do là FPT chỉ nắm giữ 42,5% lợi ích tại FPT và 50% lợi ích tại FPT Online trong khi các công ty khác sở hữu 100%.
Chính vì thế mà dù đóng góp lớn vào LNTT nhưng đóng góp lớn nhất vào LNTT nhưng phân bổ vào LNST của cổ đông công ty mẹ lại nhỏ hơn rất nhiều. Chính vì vậy từ lâu FPT đã có dự định nâng sở hữu tại FPT Telecom lên 100% như đã từng thực hiện trước đó.
Nguyên nhân trước đây FPT không thể sở hữu 100% FPT Telecom là do trước năm 2011, tất cả các doanh nghiệp vận hành hạ tầng viễn đều bắt buộc phải do nhà nước nắm trên 50% vốn và FPT Telecom không phải là ngoại lệ. Đại diện vốn nhà nước là SCIC đang sở hữu gần 50,2% cổ phần FPT Telecom.
Tỷ lệ đóng góp vào LNST nhỏ hiều so với đóng góp vào LNST của cổ đông công ty mẹ FPT
Niềm vui ngắn chẳng tày gang
Cơ hội để FPT sở hữu 100% FPT Telecom đã mở ra khi Luật Viễn thông mới không yêu cầu nhà nước phải nắm cổ phần chi phối tại tất cả các doanh nghiệp viễn thông. Một tin vui nữa là FPT Telecom không nằm trong danh sách doanh nghiệp nhà nước cần phải nắm chi phối.
Như vậy điều kiện cần đã có, điều kiện đủ là cái gật đầu của SCIC.
Sau vài năm, việc FPT mua lại cổ phần của SCIC vẫn chưa ngã ngũ thì một tin không vui đã đến: Theo đề án tái cơ cấu SCIC được chính phủ phê duyệt thì .
Cái lý của SCIC
Theo đề án được phê duyệt, SCIC sẽ thoái vốn tại rất nhiều doanh nghiệp, gồm cả 6% cổ phần tại FPT. SCIC giữ lại 4 khoản đầu tư tại Vinamilk, Dược Hậu Giang, Vinare và FPT Telecom.
Thật “tình cờ”, đây cũng là 4 doanh nghiệp niêm đóng góp cổ tức nhiều nhất cho SCIC. Trong đó, FPT Telecom đứng thứ 2 chỉ sau Vinamilk với mức cổ tức bằng tiền mặt hàng năm lên đến 40%, tương đương 200 tỷ đồng.
Nếu cứ tiếp tục nắm giữ FPT Telecom thì SCIC cũng chả chịu thiệt thòi gì: Sở hữu một cổ phiếu đang có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm ở mức 20%/năm (so với 4-5%/năm của FPT) và đều đều mỗi năm thu về ít nhất 200 tỷ đồng cổ tức!
Một đồng cổ tức nhận được là 1 đồng doanh thu, đối với SCIC cổ tức thậm chí nó còn có ý nghĩa hơn là thị giá cổ phiếu. Do vậy, họ có không có nhiều động lực để hoán đổi cổ phiếu FPT Telecom lấy cổ phiếu FPT.
Tất nhiên có thể những phương án làm hài lòng cả 2 bên nhưng. Nhưng với việc chính phủ quyết định SCIC sẽ nắm giữ FPT Telecom trong dài hạn thì vấn đề này có lẽ không cần phải bàn thêm. Trong cuộc gặp mặt với báo chí vào đầu xuân Giáp Ngọ, tổng giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc đã thừa nhận: Trong tình hình hiện nay, việc theo đuổi thương vụ này là không khả thi.
Theo KAL
Cafebiz.vn
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng