Bạn có thực sự tin vào những điều khoản, dịch vụ mà các nhà cung cấp thường cam kết?
Vào năm 2013, vụ việc Edward Snowden đã thực sự tạo nên một cơn địa chấn trong cộng đồng người dùng Internet trên thế giới. Thông qua những công bố của Snowden, các chính phủ như Mỹ, Anh, Canada hay Úc vẫn luôn thường xuyên theo dõi thông tin người dùng, dù các dữ liệu đã được mã hóa cẩn thận.
Cho tới tận thời điểm hiện tại, những bằng chứng về việc ứng dụng Skype đã ngầm thu thập các cuộc gọi video trực tuyến vẫn khiến lòng tin của các khách hàng lung lay. Điều này đặt ra câu hỏi, liệu những Điều khoản & Dịch vụ nhằm bảo vệ người dùng liệu có thực sự có tác dụng?
Liệu có ai đang thực sự bảo vệ chúng ta?
Sự thật là tất cả các tổ chức, hiệp hội bảo về quyền lợi người dùng trên Internet sẽ làm ngơ nếu không có những nạn nhân đầu tiên. Bởi vào năm ngoái, chỉ khi tổng thống Brazil đã "vô tình" trở thành mục tiêu theo dõi của NSA, ngay lập tức, "một hiến pháp Internet" đã được ra đời, giữa các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các doanh nghiệp bảo mật.
Cũng nhờ vụ việc này, ở khắp nơi trên thế giới, làn sóng đòi quyền riêng tư trên Internet đã được người dùng đẩy cao tới đỉnh điểm. Tất nhiên, để xoa dịu làn sóng này, hàng loạt các điều khoản bảo mật đã được ra đời. Tuy nhiên, ở một góc nào đó, người ta vẫn tạo ra các lỗ hổng để phòng trong trường hợp "khẩn cấp". Nó như việc bạn tạo ra một ổ khóa và chìa khóa cho riêng mình, nhưng một chiếc chìa dự phòng lại được một ai đó nắm giữ.
Để chống lại điều này, Tim Berners-Lee, cha đẻ của World Wide Web, người khai sáng nên định nghĩa Internet hiện nay đã kêu gọi một dự luật về quyền lợi cho người dùng Internet. Thậm chí, từng có lúc, sự kêu gọi này còn được nhiều người ví như bộ luật nhân quyền nổi tiếng. Bởi với thói quen, nhu cầu công việc, giải trí trên Internet như hiện nay, rất nhiều người dùng đang thực sự đứng trước nguy cơ bị xâm hại rất lớn.
Sau đó, trang "Web We Want" đã ra đời với một nội dung đáng chú ý đó là đòi lại quyền riêng tư tưởng như chỉ thuộc về người dùng trên Internet. Thế nhưng, kể cả cho tới khi nước Anh kỷ niệm 800 năm quyền tự do, vẫn chẳng nó bộ luật nào như vậy. Trong khi đó, lý do được các chính trị gia đưa ra là họ vẫn cần phải kiểm soát "trật tự" trên Internet.
Châu Âu và cuộc chiến "nhân quyền" trên Internet
Trước những tình hình cấp bách hiện nay, Châu Âu là lực lượng đi đầu trong việc bảo vệ quyền riêng tư cho các công dân của mình trên Internet. Liên minh này đã cương quyết đưa ra dự luật General Data Protection Regulation (GDPR) với nội dung bảo vệ thông tin người dùng trên Internet, đồng thời mã hóa toàn bộ dữ liệu có thể.
Theo đó, những quy định mới trong dự luật sẽ được áp dụng với ngay cả các công ty bên ngoài châu Âu, yêu cầu các công ty phần mềm, hoặc phần cứng phải thiết lập quyền riêng tư cho người dùng theo mặc định. Ngoài ra, với các công ty làm trái với bộ luật sẽ bị buộc tội vi phạm dữ liệu bảo mật, đi kèm một khoản tiền phạt cực lớn, lên đến 2% doanh thu của họ trên toàn cầu.
Tuy nhiên, xét cho tới cùng, dự luận đã ngay lập tức được hoãn lại tới năm 2017/2018. Lý do được liên minh Châu Âu đưa ra là bởi dự luật ảnh hưởng tới rất nhiều bên liên quan, và để giải quyết triệt để vấn đề này, họ cần thời gian để đàm phán, thảo luận kĩ càng hơn. Rõ ràng, cho tới khi dự luật được thông qua, quyền lợi của người dùng vẫn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cái giá của quyền riêng tư trên Internet
Ngay tại liên minh Châu Âu, đã có những chính phủ như Anh quốc đã ngay lập tức bắt tay vào việc bảo vệ các công dân của mình trước nguy cơ quyền riêng tư của họ bị xâm hại. Thế nhưng, không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra theo đúng kế hoạch. Bởi ngay khi ý tưởng này được nhem nhóm, nó đã bị phản đối mạnh mẽ từ phe đối lập với đảng cầm quyền.
Nói cách khác, dù các chính phủ vẫn đang cố tỏ ra "gia sức" bảo vệ các công dân, chúng ta vẫn chẳng thể kì vọng nhiều vào các chính trị gia này. Tương tự như vậy, CEO Tim Cook của Apple cũng từng lên tiếng bảo vệ các khách hàng của mình, bằng cách cam kết sự bảo vệ toàn vẹn với dữ liệu cá nhân khách hàng. Bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra sự vụ lợi của các đối thủ, như sử dụng dữ liệu cá nhân cho mục đích quảng cáo...
Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng, Apple, Google hay Facebook vẫn chỉ là các công ty, họ cần kinh doanh, lợi nhuận và hơn hết là sự thỏa hiệp với các chính phủ trên thế giới. Minh chứng là trong tài liệu được điệp viên Snowden tiết lộ, anh này có nhắc tới việc iPhone là một trong những dòng smartphone đem lại lượng truy cập nhiều nhất cho NSA.
Trên thực tế, cả 2 nền tảng di động lớn nhất hiện nay là Android và iOS đã luôn nỗ lực đem tới sự riêng tư tối đa cho các khách hàng của mình. Ngoài hệ thống tường lửa trên di động, ít nhất, chúng ta cũng cảm thấy an toàn hơn, trước khi các thiết bị của mình được Jailbreak hay Root. Do đó, trước khi quyền riêng tư của bạn được thực sự bảo vệ, hay biết ẩn mình. Bởi đôi khi, những dữ liệu mà bạn cho là vô nghĩa lại chính là món hàng béo bở cho một ai đó.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng