Sẽ có lúc bạn bị yêu cầu tắt hoàn toàn thiết bị di động khi trên máy bay, tại sao vậy?
Khi mà Chế độ máy bay cũng không được sử dụng.
Thông thường, trên máy bay, bạn sẽ được dặn dò về việc tắt điện thoại và thiết bị phát song và cũng thông thường, bạn làm một động tác đơn giản là bật Chế độ máy bay – Airplane Mode lên và tiếp tục chơi game/nghe nhạc/đọc truyện/xem phim.
Nhưng sẽ có những lúc, “tài xế” của các bạn sẽ có một thông báo nhỏ, yêu cầu phải tắt hoàn toàn thiết bị của mình. Tại sao lại như vậy, lẽ nào Chế độ máy bay là không đủ tốt?
Đây là sự khác nhau cơ bản nhất: Chế độ máy bay của bạn chỉ cách việc kết nối với sóng điện thoại có một nút bấm mà thôi, và để đảm bảo an toàn TUYỆT ĐỐI, phi công yêu cầu bản TẮT HOÀN TOÀN thiết bị để chắc chắn 100% rằng không có chút sóng nào có thể vướng vào hệ thống bay cũng như hệ thống liên lạc.
Suy cho cùng thì cơ trưởng đang điều khiển một cỗ máy khổng lồ chở hàng trăm người trên đó, chưa kể tới trường hợp xấu xảy ra, máy bay rơi thì những người bên dưới cũng bị ảnh hưởng.
Ta vẫn biết tín hiệu điện thoại có thể làm rối loạn hệ thống lái của máy bay bởi lẽ điện thoại liên tục bắt sóng tín hiệu từ nhiều tháp, nhiều nguồn khác nhau. Dù Chế độ máy bay vẫn chặn hoàn toàn sóng điện thoại, GPS hay Bluetooth nhưng vẫn còn một lý do nữa khiến cho việc tắt điện thoại là cần thiết.
Lý do đầu tiên, theo như Cục Hàng không Liên bang Mỹ nói, là do điều kiện thời tiết xấu làm tầm nhìn giảm, giám sát sân bay sẽ gặp khó khăn trong việc chỉ dẫn hệ thống tự lái nếu như có tín hiệu điện thoại cản trở. Họ đã chọn phương pháp an toàn để bảo đảm việc hạ cánh, nhưng có lẽ lời giải thích ấy vẫn chưa đủ thuyết phục.
Nhưng đó là câu trả lời của chuyên viên Cục Hàng không và theo như kinh nghiệm chỉ ra, không gì đánh bại được kinh nghiệm. Theo lời Cơ trưởng Ross Aimer, một phi công nhiều năm phục vụ cả trong Không lực cũng như với vai trò một phi công dân dụng, vẫn có nhiều lý do để việc tắt hoàn toàn thiết bị này xảy ra.
Đầu tiên, ông Aimer nói rằng đó là khi phi công bắt buộc phải sử dụng phương thức hạ cánh Loại III (Category III - CAT III).
Một cú hạ cánh Hạng III có nghĩa rằng phi công không còn dựa vào hệ thống lái tự động nữa, mà phải sử dụng kĩ năng và hệ thống lái để tiến hành hạ cánh trong tình trạng tầm nhìn bị hạn chế. Khi đó phương tiện liên lạc duy nhất của phi công và trạm mặt đất là qua tín hiệu radio, từ đó phi công mới có thể có được những thông tin cần thiết cho một cú hạ cánh an toàn.
Và sóng radio rất dễ bị ảnh hưởng bởi sóng điện thoại, thậm chí là với những sóng nhỏ nhất. Hiển nhiên việc tắt điện thoại hoàn toàn sẽ triệt tiêu toàn bộ mối nguy tạo ra bởi sóng đó.
“Điều này đã từng xảy ra với tôi một lần rồi”, phi công Aimer nhớ lại. “Lần đó tôi đã có bốn hành khách là bốn cô gái trên một phi cơ riêng, wifi vẫn bật và có lẽ họ đang lướt Facebook vào lúc đó. Những kết nối đó đã ảnh hưởng tới hệ thống lái”.
Khi mà phi công vẫn thực hiện hạ cánh Loại III khi thời tiết thoáng đãng và tầm nhìn rõ ràng, vẫn còn hai giả thuyết nữa được cơ trưởng Aimer nêu ra. Một là hệ thống bay đã không hoạt động chuẩn, phi công phải chuyển sang sử dụng hệ thống lái bằng tay và anh ta muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối bằng cách tắt hết điện thoại. Hai là chàng phi công đó đang tập hạ cánh Loại III.
“Chúng tôi vẫn thường xuyên hạ cánh như vậy kể cả khi thời tiết vẫn tốt”, cơ trưởng Aimer nói.
Từ những thông tin này, ta có tin tốt là Chế độ máy bay vẫn đảm bảo được an toàn để ta thoải mái sử dụng thiết bị di động. Tin xấu là nếu như cơ trưởng thấy thời tiết hay hệ thống lái tự động không bình thường, hay khi cơ trưởng quyết định tập luyện hạ cánh Loại III, thì ta sẽ phải chờ vài chục phút để lại có thể bật lại điện thoại.
Chắc chắn bạn sẽ thấy không phiền hà gì, khi mà hành động tắt điện thoại ấy sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân bạn cũng như hàng trăm người khác đang bay cùng trên chuyến bay ấy.
Tham khảo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng