Sếp Huawei hé lộ chiến lược đặc biệt của hãng: Mua một linh kiện từ hai nhà cung cấp để tránh bị động
Với chiến lược kết nối nhiều đối tác cùng lúc và cùng cung cấp một linh kiện, Huawei có thể chủ động nguồn cung và giảm thiểu tối đa những tác động nếu một trong hai đối tác bất ngờ dừng cung cấp linh kiện vì nhiều lý do khác nhau.
Có hai hướng phát triển mà nhiều công ty lớn đang theo đuổi hiện nay. Chúng ta đang nói về toàn cầu hóa hợp tác và nghiên cứu & phát triển độc lập. Nghe thì có vẻ hai điều này khá mâu thuẫn nhưng hóa ra chúng lại bổ trợ cho nhau.
Hợp tác kinh doanh giữa hai và nhiều đối tác cùng lúc chính xác là một vấn đề đau đầu đối với các doanh nghiệp và Huawei cũng đang phải trải qua điều đó.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây ở Anh, Zhang Jiangang, phó chủ tịch cấp cao của Huawei đã chia sẻ nhiều điều về vấn đề này. Ông cho biết: "Tôi không nghĩ rằng các bộ phận được sử dụng trong các sản phẩm của bất kỳ công ty nào đều là tự sản xuất 100%. Vì vậy chúng tôi đã bắt đầu kinh doanh theo cách quản lý bền vững từ cách đây 10 năm trước. Chiến lược này đảm bảo rằng, luôn có hai nguồn cung cấp cho mỗi một linh kiện".
Để giải thích rõ hơnvề chiến lược này, ông đã đưa một ví dụ điển hình. Khi mẫu flagship Honor 20 Pro chính thức lên kệ, một nhà cung cấp tại Mỹ đột nhiên dừng cung cấp linh kiện sản xuất máy. Nhưng nhờ chiến lược duy trì hai đối tác cung ứng chung cho một linh kiện nên Huawei đã không bị động trước tình huống trên. Nói cách khác, đây chính là kế hoạch B mà Huawei đem ra sử dụng bất cứ khi nào có tình huống xấu xảy ra.
Chuỗi cung ứng toàn cầu của Huawei rất đa dạng
Tất nhiên việc một hãng cung cấp linh kiện bất ngờ dừng hợp tác sẽ khiến cho sản lượng bị giảm, dẫn tới thiếu nguồn cung và giao hàng chậm. Nhưng trên hết, những tác động này không kéo dài quá lâu và Honor vẫn có thể hồi phục nhanh chóng.
Vào ngày 7/11/2018, Huawei đã tổ chức Hội nghị nhà cung cấp Huawei Core tại Thâm Quyến. Tại đây có sự tham dự của 150 nhà cung cấp và có 92 đối tác được nhận giải thưởng.
Danh sách thống kê sau đó cho thấy, Huawei có tổng cộng 37 đối tác chính ở Trung Quốc, gồm 25 công ty tại Trung Quốc đại lục và 10 công ty ở Đài Loan và 2 công ty tại Hồng Kông. Ngoài ra có 33 đối tác đến từ Mỹ, 11 công ty từ Nhật Bản, 4 tại Đức, 4 từ Thụy Sỹ/Hàn Quốc và 1 ở Hà Lan/Pháp/Singapore.
Hiện tại tổng số nhà cung cấp đang hợp tác với Huawei đã vượt trên 2000 công ty.
Đối với mỗi một linh kiện, Huawei mua từ nhiều đối tác khác nhau
Gần đây theo một phân tích, Huawei đã chi khoảng 70 tỷ USD để mua linh kiện từ các công ty nước ngoài trong năm ngoái. Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm tới 11 tỷ USD. Tuy nhiên sau khi tổng thống Trump ký sắc lệnh hành pháp cấm các công ty Mỹ hợp tác kinh doanh với Huawei vào hồi cuối tháng 5, Huawei đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào các đối tác Mỹ.
Ngay cả khi tổng thống Trump hứa mở cửa trở lại và cho phép các công ty Mỹ bán sản phẩm, dịch vụ cho Huawei trong 2-4 tuần tới nhưng để đảm bảo lâu dài, hãng công nghệ Trung Quốc sẽ tích cực tìm thêm các đối tác mới và áp dụng chiến lược xuyên suốt hơn 10 năm qua.
Tham khảo Gizchina
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng