Siberia: đào tiền mã hóa giúp sưởi ấm các ngôi nhà, sinh lời cho nhiều người
Nguồn cung điện dồi dào cũng mức giá vô cùng rẻ, cũng như thời tiết lạnh lẽo quanh năm ở Siberia biến công việc đào tiền mã hóa tại nơi này sinh lợi vô cùng lớn.
Cuộc suy thoái kinh tế Nga đã gây thiệt hại không nhỏ cho Yuri Dromashko, một doanh nhân đến từ thành phố Irkutsk của vùng Siberi. Khoản đầu tư vào bất động sản của ông đã gần như tiêu tan. Một quán bar karaoke đang dần suy sụp. Khoản đầu tư để tạo ra các cỗ máy in nam châm từ những bức ảnh trên Instagram đã thất bại thảm hại.
“Tất cả chúng tôi lúc đó đều chỉ biết khóc lóc.” Ông nhớ lại. Sau đó năm 2016, anh trai của ông đề xuất đào Bitcoin. Ông Dromshko mua lại nhiều máy chủ từ Trung Quốc và nhìn thấy tiền bắt đầu quay trở lại túi của mình. “Nó gần giống như bạn in được tiền từ hư không vậy,” ông cho biết. “Đó là giấc mơ thời thơ ấu của tôi.”
Irkutsk đã đón nhận cơn sốt vàng kỹ thuật số của thế giới. Nhờ nguồn điện dồi dào từ các nhà máy thủy điện, giá điện của khu vực chỉ có 2,1 rúp (0,04 USD) cho mỗi kWh điện, rẻ hơn hẳn so với 5,3 rúp ở Moscow. Điều đó làm cho việc “đào mỏ”, cụm từ chỉ việc các máy tính giải quyết các bài toán mật mã để tạo ra tiền kỹ thuật số, trở nên có lợi nhuận hơn. Các cuộc hội thảo về vấn đề cũng gia tăng nhanh chóng. “Cơn sốt tiền mã hóa đã quét qua Irkutsk,” một đài truyền hình địa phương đã tuyên bố như vậy tháng trước.
Thứ năm tuần vừa qua, giá một Bitcoin đã đạt mức 12.000 USD, tăng 1.485% so với đầu năm nay. Ông Dromashko cho biết, ông đã chi ra đến 4 triệu rúp mỗi tháng cho tiền điện, nhưng dễ dàng thu hồi lại chi phí đó.
Một số người khác coi tiền mã hóa như một cách để tự cung tự cấp. Dmitry Tolmachev, một ông trùm đồ nội thất ở Irkutsk, đã phát triển một nguyên mẫu nhà dạng module được sưởi ấm bằng nhiệt tỏa ra từ các máy chủ. Ngôi nhà có giá 8.500 USD và hơn nữa, giúp tạo ra khoảng 850 USD lợi nhuận mỗi tháng từ đào tiền mã hóa.
Ông Tolmachev, người từng ngồi tù vì dính vào các rắc rối chính trị, cho biết. “Đàn ông Nga không thích làm việc, họ cần tiền miễn phí.” Ông cho biết và dẫn chứng đến truyện “Wish Upon a Pike”, một câu chuyện cổ tích Nga về một người lười biếng bắt được một con cá kỳ diệu và được ban cho các điều ước. “Đây (tiền mã hóa) là một loại cá kỳ diệu cho bạn mọi điều như vậy: nó tạo ra tiền, và cũng sưởi ấm cho ngôi nhà của bạn.”
Hiện tại, các thợ mỏ đang sinh sống được nhờ vào khoảng trống pháp luật. Vào tháng Mười vừa qua, tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho các quan chức thiết lập nên khung pháp lý cho hoạt động này. Một số người trong chính phủ Nga xem các loại tiền mã hóa như một cách để thoát khỏi lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tuy nhiên, ngân hàng trung ương vẫn hoài nghi về nó, khi một quan chức cao cấp gọi tiền mã hóa là “một loại kim tự tháp tài chính có thể sụp đổ bất cứ lúc nào”. Nhưng những người tiên phong về tiền kỹ thuật số ở Siberi không hề nản chí. “Chắc chắn nó là bong bóng,” ông Dromashko thừa nhận. “Nhưng tất cả đều là bong bóng.”
Tham khảo Economist
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng