Câu hỏi của rất nhiều người khi lần đầu bước vào WeFood cũng như những người khác là: "Những thực phẩm như vậy có thực sự ăn được và an toàn với sức khỏe hay không?".
Thông thường khi mua thực phẩm ở siêu thị, chúng ta luôn mong muốn mua được những sản phẩm tươi ngon và quan trọng nhất là phải còn hạn sử dụng - đặc biệt đối với thực phẩm đóng hộp. Mặc dù vậy, một siêu thị thực phẩm tại Đan Mạch mới mở cửa tại Copenhagen có tên WeFood lại không bày bán những thứ như vậy.
Cụ thể, toàn bộ hàng hóa của WeFood để là những loại thực phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc hỏng bao bì - điều kiện khiến chúng không đủ tiêu chuẩn để đứng trên kệ tại các nơi khác. Giá niêm yết của những mặt hàng này cũng rẻ đến mức "giật mình" khi rất nhiều sản phẩm có giá bán chỉ bằng 1 nửa so với những nơi khác trong thành phố.
Thực tế, đây là một bước đi trong kế hoạch cắt giảm lượng thực phẩm bị lãng phí của các nhà chức trách tại Đan Mạch khi theo thống kê cho thấy có tới 700 nghìn tấn thức ăn hàng ngày tại quốc gia này bị ném vào sọt rác cho dù chúng vẫn chưa hề được động tới - con số này đối với quy mô toàn cầu là 1,3 tỷ tấn. Bộ trưởng Bộ thực phẩm, nông nghiệp và thủy sản Eva Kjer Hansen cho biết đây là một tình huống "hết sức nực cười" đang diễn ra hàng ngày. Mặc dù vậy, chính phủ Đan Mạch đã có những nỗ lực nhất định trong vòng 5 năm qua và họ đã bước đầu cắt giảm được 1/4 số lượng thực phẩm bị lãng phí mỗi ngày.
Bên cạnh đó, ông Per Bjerre thuộc Folkekirkens Nødhjælp - tổ chức từ thiện sáng lập ra siêu thị thực phẩm hết đát WeFood - cho biết: "Đây là siêu thị đầu tiên thực hiện chương trình kinh doanh khác người như vậy tại Đan Mạch, cũng có thể là nơi đầu tiên trên thế giới bán đồ hết hạn sử dụng bán với mức giá "rẻ như cho". Rất nhiều người tại Đan Mạch vẫn đang phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh, vậy tại sao không giúp đỡ họ một chút bằng cách này? Bên cạnh những người có thu nhập thấp, WeFood cũng hướng tới những người quan tâm đến môi trường".
Câu hỏi của rất nhiều người khi lần đầu bước vào WeFood cũng như những người khác là: "Những thực phẩm như vậy có thực sự ăn được và an toàn với sức khỏe hay không?". Thực tế, những ngày sản xuất và hạn sử dụng này chỉ để nói về độ tươi của thực phẩm, và được các nhà sản xuất áp dụng nhằm nói rõ sản phẩm sẽ tươi ngon nhất trong khoảng thời gian nào. Điều này nghĩa là dù đến hạn ghi trên bao bì nhưng thực phẩm vẫn chưa hết hạn sử dụng theo nghĩa không thể ăn được nữa. Với các loại thực phẩm không cần bảo quản trong tủ lạnh, có thể không có sự khác biệt về mùi vị hoặc chất lượng, và thực phẩm hết hạn không chắc sẽ khiến người ăn bị bệnh.
Vấn đề lãng phí thức ăn đang được các nước trên thế giới tích cực đấu tranh. Trước đó, Thượng viện Pháp đã thông qua một quy định cấm các siêu thị tại Pháp vứt hoặc làm hư hỏng thực phẩm không bán được và yêu cầu các cửa hàng ủng hộ cho tổ chức từ thiện. Luật sẽ áp dụng với bất kỳ siêu thị nào có diện tích từ 400 mét vuông trở lên và áp dụng mức phạt 3.750 Euro nếu vi phạm.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng