Sinh vật nào sẽ thống trị Trái Đất nếu loài người tuyệt diệt?

    NPQM,  

    Chắc hẳn không ai trong chúng ta còn cảm thấy xa lạ về những giả thuyết liên quan tới tác động tiêu cực trên toàn cầu dẫn đến sự tuyệt chủng của con người. Thực hư ra sao, và liệu khả năng này xảy ra sẽ để lại hệ quả về sau như thế nào đối với các loài sinh vật khác? Hãy cùng điểm qua một số nhận định sau đây từ giới khoa học đương đại.

    Một giả thuyết trên cơ sở khoa học từng được đặt ra, dự báo về thời điểm Mặt Trời sẽ ngày càng “giãn nở” thành một quả cầu lửa vĩ đại hơn bao giờ hết, đỉnh điểm là bức xạ nhiệt sẽ giết chết mọi sinh vật sống trên Trái Đất. Nhưng khoan hãy bàn luận về viễn cảnh không mấy tích cực đó vội, nếu như vì một lí do nào đó con người tuyệt chủng trước những loài khác, điều gì sẽ xảy ra sau đó (giả như chúng ta không ích kỷ đến nỗi kéo theo cùng cả sự tuyệt diệt của những loài sinh vật khác – điều nghe thật nực cười nhưng thực ra lại đang dần trở thành sự thật)?

    Thử tưởng tượng con người có khả năng nhìn xuyên thời gian, đến thời điểm 50 triệu năm sau thảm họa hủy diệt nhân loại. Khi ấy đâu là loài sẽ thay thế chúng ta, nắm giữ vị trí đầu chuỗi thức ăn, làm chủ thế giới? Liệu bộ phim “Hành tinh Khỉ” (Planet of the Apes) sẽ là viễn cảnh thực sự xảy ra trong tương lai? Hay thậm chí có thể là sinh vật thông minh như cá heo, hoặc có khả năng tồn tại được trong những điều kiện khắc nghiệt nhất như chuột, kiến, gián…?

     Một cảnh trong phim Rise of the Planet of the Apes

    Một cảnh trong phim "Rise of the Planet of the Apes"

    Vấn đề trên tình cờ lại gây nên nhiều hứng thú cho giới khoa học, thậm chí một số nhà phân tích, nghiên cứu còn cho công bố những danh sách tổng hợp về các “ứng cử viên sáng giá nhất” cho vị trí mà loài người đang nắm giữ hiện tại. Tuy nhiên, trước khi kết luận bất cứ điều gì, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ khái niệm chính xác về câu hỏi: Thế nào là một giống loài có khả năng thống trị, chi phối hoàn toàn thế giới.

    Thế giới Động vật

    Thời đại hiện nay đánh dấu sự bùng nổ trong những khám phá mới của các nhà khoa học về những chủng loại thực vật chưa từng được phát hiện trên Trái Đất mà nay mới được tìm thấy. Tuy nhiên, đa số mọi người được hỏi đều không nghĩ đến việc một “kỷ nguyên thống trị” của các loài cây ăn thịt sẽ có cơ hội trở thành hiện thực như trong tác phẩm Little Shop of Horrors.

     (Ảnh minh họa)

    (Ảnh minh họa)

    Vì vậy, trên hết hãy tập trung vào giới động vật, đặc biệt vì chúng liên quan đến góc độ thực tế hơn là lý thuyết. Không thể phủ nhận sự thật rằng thế giới hiện nay đã và đang được “vận hành và cấu tạo” hoàn toàn bởi những vi trùng, vi khuẩn kể cả từ thời sơ khai (1,2 tỉ năm trước). Chúng chưa bao giờ giảm đi hay biến mất, mà cơ bản chúng ta thường dành sự quan tâm hơn cho những thực thể đa bào hữu cơ phát triển sau thời kỳ đó.

    Dựa trên nhiều nguyên nhân và cơ sở khoa học, 4 trong 5 “ứng cử viên” trên lại thuộc loài giun tròn. Điều đó cũng phần nào đồng nghĩa với việc yếu tố quan trọng nhất tác động đến vị trí dẫn đầu của một giống loài lại hầu như không có mối liên hệ gì đến sự đa dạng, phong phú và phổ biến của loài đó.

    Những loài “Tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi”

    Thực tế, con người thường tự nghĩa ra những tư tưởng cao siêu về chính mình, rằng đó mới là những phẩm chất, khả năng cần có để làm chủ thế giới, và chỉ coi những loài có chung (hoặc gần) nguồn gốc mới đủ tiêu chuẩn để gán cho những đặc tính cần thiết đó. Bộ phim “The Planet of the Apes” đã phần nào thể hiện quan điểm đó khi vẽ nên một viễn cảnh khi mà dòng giống có họ hàng gần nhất với chúng ta có thể tiến hóa, phát triển ngôn ngữ riêng cũng như học tập và áp dụng công nghệ giống như con người, nếu hội tụ đủ yếu tố thuận lợi.

    Dù vậy, giả thuyết về sự thống trị của các loài linh trưởng dường như khó có khả năng trở thành sự thật, khi mà xét về khía cạnh liên quan đến sự tuyệt diệt, con người lại có xác suất tồn tại cao hơn, trên cơ so với loài khỉ. Cụ thể, con người là loài duy nhất không bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi sự đe dọa đến từ những loài khác, và những khủng hoảng toàn cầu ,như hiệu ứng nhà kính và khí hậu biến đổi hay thậm chí cả bệnh dịch, sẽ đặc biệt tác động trực tiếp và tiêu cực tới sự sống sót của toàn bộ sinh vật có chức năng sinh lý gần giống con người nói chung và các loài linh trưởng cấp cao nói riêng.

    Còn những loài họ hàng xa khác cũng có ít nhiều vài điểm chung với chúng ta thì sao? Liệu chúng có thể tự phát triển trí thông minh để tạo nên một xã hội sánh ngang với hình thức tương tự của loài người hiện nay? Chắc chắn xác suất xảy ra trường hợp trên là vô cùng ít! Trong tất cả những loài vật từng được cho là thống trị Trái Đất theo từng thời kỳ lịch sử, con người là loài duy nhất hội tụ đủ yếu tố liên quan tới ý thức và trí khôn vượt trội, đi kèm với khả năng thích nghi linh hoạt và khéo léo phù hợp với môi trường sống.

    Tuy vậy, về cơ bản, chìa khóa then chốt dẫn đến sự tiến hóa nói chung lại không phải trí thông minh sẵn có, mà là bản năng thích nghi để sinh tồn, phát triển và duy trì nòi giống. Do đó, thật sai lầm khi nghĩ rằng tổ tiên của chúng ta sinh ra vốn đã có một bộ não khác biệt để phục vụ cho khả năng tạo lập ngôn ngữ hay sáng chế công cụ/công nghệ phục vụ cuộc sống ngay từ thuở sơ khai lúc bấy giờ.

    Vậy đâu mới là lời giải đáp khả thi nhất cho câu hỏi ban đầu, về một cộng đồng hay xã hội của 50 triệu năm sau ấy? Thực ra, nhận định sau sẽ vừa khiến bạn thất vọng, vừa khơi gợi nên chút tò mò, hồi hộp: Mặc dù giả thuyết về các loài linh trưởng có vẻ như không khả thi một chút nào dựa trên cả cơ sở lý thuyết và thực tiễn, chúng ta vẫn chưa có bất kỳ ý kiến nào khác đủ hợp lý và thỏa mãn được tất cả mọi quan điểm, tính đến hiện nay.

    Bên cạnh đó, nhiều sự kiện mang tầm cỡ tuyệt diệt toàn bộ địa cầu cũng từng diễn ra xuôi theo dòng lịch sử, như một sự sắp đặt tất yếu của tạo hóa. Mỗi lần như vậy, sự sống lại biến đổi, tiến hóa đa dạng hơn với tốc độ ngày một tăng lên. Điều này cũng đồng nghĩa với sự xuất hiện của những chủng loài mới cùng đặc tính thích nghi tương ứng, khác hẳn so với tổ tiên hay những thế hệ tiền nhiệm trước đó.

    Chẳng hạn, sinh vật nhỏ bé có phần giống chuột chù, vốn chỉ có thói quen sống chui sống lủi và lẩn trốn trước sự có mặt của đa số những loài khác, lại chẳng có điểm tương đồng nào giống như những “hậu duệ” của nó trong kỷ nguyên phát triển của thú có vú: loài gấu lớn sống trong hang động, voi răng mấu và cả… cá voi. Tương tự như vậy, loài bò sát sống sót sau biến cố tuyệt chủng Permian khoảng 250 triệu năm trước (kéo theo hậu quả là sự biến mất của 90% sinh vật biển và 70% sinh vật trên cạn) cũng thật sự không khiến ai tưởng tượng được rằng thằn lằn bay, khủng long, thú có vú và thậm chí chim chóc cũng có nguồn gốc từ chúng.

    Ông tổ của... cá voi
    "Ông tổ" của... cá voi

    Trong cuốn sách “Wonderful Life: The Burgess Shale and the Nature of History”, nhà văn quá cố Stephen J. Gould đã nhận định: Những sự kiện và xác suất trùng hợp ngẫu nhiên cũng đóng vai trò là một yếu tố quan trọng trong những giai đoạn chuyển tiếp và phát triển của giới động vật. Dù vậy, vẫn còn đâu đó những cuộc luận bàn sôi nổi chưa đi đến hồi kết về chủ đề gây nên nhiều tranh cãi này giữa giới chuyên gia. Hơn nữa, quan điểm của Gould, trong đó liên quan đến việc con người khó mà có thể dự đoán trước những biến chuyển của thời kỳ hậu tuyệt chủng trong tương lai, lại bị cho là cổ hủ, chưa đủ thông suốt và khái quát được toàn bộ bản chất phức tạp của quá trình tiến hóa.

    Vì vậy, thật bất ngờ là cho tới hiện tại, kiến là giống loài được cho là có khả năng cao nhất, với những chức năng đa dạng thích nghi với môi trường cùng một tổ chức xã hội chặt chẽ, để sau này trở thành loài sống sót và “thống trị” Trái Đất. Thế nhưng, suy cho cùng, chưa có một ai dám lên tiếng khẳng định chắc chắn cả, vì tất cả mới chỉ nằm ở trong trí tưởng tượng phong phú của con người mà thôi!

    Tham khảo: Iflscience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày