Sinh viên dùng bếp từ, bếp hồng ngoại rất nhiều, nhưng ai cũng mắc lỗi ngớ ngẩn này khiến nó rất nhanh hỏng
Ông bà ta ngày xưa có câu “ Của bền tại người” câu văn này có vẻ như rất đúng với trường hợp này!
Một chiếc bếp điện có kiểu dáng đẹp mắt, nhỏ gọn
Khoảng một vài năm trở lại đây bếp điện được nhiều người lựa chọn sử dụng để thay thế cho bếp GAS nhờ vào những ưu điểm như thiết kế nhỏ gọn đẹp mắt, có khả năng đun nấu nhanh và đi kèm nhiều tính năng thông minh khác. Đặc biệt là bếp điện có sẵn những chế độ với mức nhiệt được chuyên gia tính toán phù hợp cho từng món ăn. Thay vì việc bạn sẽ phải vặn GAS để áng chừng lửa to nhỏ cho các món ăn thì với bếp điện bạn chỉ cần ấn một nút để chọn chế độ nấu. Khi sử dụng những loại bếp điện này, người dùng thường có những thói quen khiến tuổi thọ của bếp giảm nhanh hơn. Dưới đây là 2 thói quen phổ biến của người dùng khiến cho chiếc bếp điện dễ bị hỏng.
Rút phích cắm điện của bếp ra khỏi nguồn điện khi vừa nấu xong.
Khe thoát gió nóng từ quạt tản nhiệt bên trong bếp
Những loại bếp điện thông dụng trên thị trường hiện nay như bếp từ hay bếp hồng ngoại đều sử dụng chung một cách làm mát các linh kiện đó là dùng quạt gió. Quạt gió này sẽ bắt đầu hoạt động từ khi bật bếp cho đến khi tắt bếp thì quạt vẫn còn hoạt động thêm khoảng 30 giây đến 1 phút nữa mới tắt hẳn.
Mặt kính của bếp khi đun nấu có nhiệt độ khá cao
Sở dĩ quạt gió vẫn còn phải hoạt động khi đã tắt bếp là để làm mát cho các linh kiện điện tử bên trong và mặt kính của bếp. Khi bếp hoạt động những linh kiện điện tử này sẽ phải chịu tác dụng nhiệt từ 2 phía. Từ bên trong linh kiện sinh ra nhiệt và nhiệt từ mặt kính của bếp tỏa xuống trong quá trình đun nấu phía trên. Với tác động nhiệt như vậy những linh kiện này cần được làm mát để không bị chập cháy do quá nhiệt.
Không nên rút phích cắm ra khỏi ổ điện khi vừa tắt bếp
Tuy nhiên khi đã nấu xong, người dùng thường có thói quen rút phích cắm điện của bếp ra khỏi nguồn điện luôn, điều này khiến cho quạt gió không hoạt động được nữa. Linh kiện điện tử bên trong bếp sẽ không được làm mát khiến cho tuổi thọ của chúng giảm dần. Cùng với đó là mặt kính của bếp cũng không được làm mát bằng quạt gió, rất dễ xảy ra tình trạng rạn nứt kính. Nếu bạn để mặt kính của bếp bị mỡ thì cơ hội sửa chữa cho chiếc bếp của bạn gần như bằng 0.
Lạm dụng sử dụng bếp điện ở mức công suất cao nhất.
Bếp điện được trang bị nhiều chế độ nấu được thiết lập mức nhiệt sẵn
Mặc dù công nghệ bếp điện hiện nay đã cho khả năng đun nấu vượt trội hơn bếp GAS về thời gian. Tuy nhiên với nhiều người thì bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ độ nhanh. Khi sử dụng người dùng thường chọn mức công suất cao nhất của bếp. Điều này không những gây tác động xấu đến cho những linh kiện trong bếp mà còn làm cho hóa đơn tiền điện nhà bạn tăng cao.
Bếp đang hoạt động ở mức công suất cao nhất 2000W
Khi làm việc hết công suất, tải phải chịu công suất lớn các linh kiện điện tử cũng sẽ sản sinh ra lượng nhiệt lớn hơn, linh kiện dễ bị hỏng nhất lúc này là con “sò công suất” . Trên thực tế thì bạn hoàn toàn có thể đun nấu ở chế độ vừa phải với thời gian không lâu hơn là bao so với khi dùng hết công suất. Bạn chỉ nên dùng mức công suất cao cho những trường hợp cần đun nấu nhanh,chứ không nên sử dụng mức công suất cao này thường xuyên. Như vậy vừa giúp bếp được bền hơn và chi phí cho tiền điện cũng sẽ rẻ hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng