Skype, FaceTime là công nghệ mới? Sai, một kỹ sư Phillipines đã nghĩ ra video call từ năm 1954
Trước khi có Skype và FaceTime, một nhà khoa học người Phillipines đã phát minh ra một chiếc điện thoại truyền hình.
Đây không phải một trò đùa hay một chiêu quảng cáo bằng photoshop của một shop quần áo trên mạng nào đó. Vào ngày 30 tháng 3 năm 2016, trang facebook của Học Viện Khoa Học và Công Nghệ Philipines đã đăng lên một tấm ảnh từ năm 1954 của kĩ sư Gregorio Y. Zara, đang trình diễn phát minh mới nhất của ông lúc đó: một chiếc điện thoại hai chiều kèm theo màn hình hiển thị video. Phát minh này của ông đã được cấp bằng sáng chế.
Bài đăng Facebook này ngay lập tức được phổ biến ở mọi nơi trên đất nước Philipines, họ biết rằng người đầu tiên phát minh ra một chiếc điện thoại truyền hình là một nhà sáng chế người Philipines, thậm chí là vào thời điểm rất sớm là những năm 1950.
Nhà khoa học, nhà vật lý học Gregorio Y. Zara đã phát minh ra chiếc điện thoại có thể truyền cả âm thanh và hình ảnh video từ hai đầu máy từ hồi năm 1954. Đó được coi là bước tiến rất lớn và là thành tựu đáng ghi nhận trong lịch sử của nền khoa học Philipines.
Ngoài chiếc videophone này, nhà khoa học Zara còn có 30 bằng sáng chế khác dưới tên ông, gồm có cả một thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời, một máy cắt sử dụng cánh quạt, một động cơ máy bay sử dụng rượu làm nhiên liệu.
Trước khi có Skype và Facetime, một nhà khoa học đã phát minh ra một chiếc điện thoại truyền hình. Aha!
Nhà khoa học Gregorio Y. Zara, một nhà vật lý, đã phát minh ra một thiết bị cho phép hai người ở hai đầu điện thoại có thể nhìn thấy nhau khi đang trò chuyện điện thoại, phát minh có từ rất sớm - năm 1954.
Đa số phản hồi của người sử dụng mạng xã hội với phát minh của Zara là tích cực. Rất nhiều sinh viên biết tới ông như là một nhà khoa học quan trọng bậc nhất Philipines, nhưng ít người biết tới phát minh được coi là videophone đầu tiên này của ông.
Nhưng không có sự giải thích cụ thể nào cho việc chiếc videophone của Zara không được thương mại hóa. Có những giải thích cho rằng việc truyền tải sóng của thiết bị này giống với việc phát sóng truyền hình trực tiếp, vì vậy để sử dụng được videophone sẽ “rất tốn kém và phi thực tế”. Xét tới bối cảnh năm 1954, những nhận xét này có thể đã đúng.
Thời đại nay đã khác, việc sử dụng videophone để liên lạc không còn xa lạ gì với xã hội hiện đại, kể cả ở trong và ngoài Philipines. Gregorio Y. Zara mất năm 1978, nhưng di sản của ông sẽ được nhớ mãi.
Theo Global Voices
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng