Smartphone nhỏ gọn mà có 3, 4 camera sau nhưng tại sao các nhiếp ảnh gia vẫn chỉ dùng 1 máy ảnh duy nhất?

    M.Đức,  

    Điều này có đồng nghĩa với việc smartphone đang vượt mặt các máy ảnh truyền thống?

    Bài viết là ý kiến của nhiếp ảnh gia Dave Haynie tại Quora.com

    Smartphone nhỏ gọn mà có 3, 4 camera sau nhưng tại sao các nhiếp ảnh gia vẫn chỉ dùng 1 máy ảnh duy nhất? - Ảnh 1.

    Canon 6D và Canon EF 24–105mm f/4L

    Vào 2013, tôi mua một chiếc máy ảnh Canon 6D cùng với ống kính Canon EF 24–105mm f/4L. Giống như bất cứ máy ảnh nào trên thị trường, Canon 6D chỉ có một cảm biến duy nhất, nhưng có kích thước lớn hơn tới 40 - 60 lần các cảm biến siêu nhỏ được tích hợp trên smartphone. Bộ sản phẩm này có giá khoảng 2000 USD, chỉ gồm thân máy và ống kính, không thể gọi điện, không thể nghe nhạc,...chỉ để chụp hình!

    Chiếc ống kính này đã giúp tôi làm đủ mọi việc. Một vài smartphone thế hệ mới có thêm tiêu cự siêu rộng, thế nhưng ống kính này có tầm zoom quang tốt hơn tất các những gì tất cả các smartphone có thể làm. Hơn nữa, cảm biến được sử dụng trong các cảm biến zoom 2x hay 3x đều có chất lượng kém hơn so với camera chính. Các cảm biến được sử dụng trong smartphone có giá từ 25 - 30 USD, nhưng camera phụ chỉ có giá là 10 USD mà thôi.

    Cả ống kính zoom trên chiếc máy ảnh của tôi và hệ thống nhiều camera trên smartphone đều để thực hiện một mục đích duy nhất: giúp người dùng chụp hình ở nhiều điều kiện khác nhau.

    Smartphone nhỏ gọn mà có 3, 4 camera sau nhưng tại sao các nhiếp ảnh gia vẫn chỉ dùng 1 máy ảnh duy nhất? - Ảnh 2.

    Các sản phẩm máy ảnh và ống kính của Canon

    Thế nhưng lợi điểm của các hệ thống máy ảnh như Canon đó là chúng có thể thay thế được ống kính và cả thân máy để phù hợp với nhu cầu của từng người. Nếu yêu cầu công việc cao lên (độ phân giải cao, chụp ảnh cần nhanh hơn) thì tôi sẽ phải mua một thân máy ảnh mới, nhưng các phụ kiện như ống kính, pin... vẫn hoạt động bình thường.

    Smartphone nhỏ gọn mà có 3, 4 camera sau nhưng tại sao các nhiếp ảnh gia vẫn chỉ dùng 1 máy ảnh duy nhất? - Ảnh 3.

    Hệ thống máy ảnh Micro 4/3 của Olympus

    Khoảng 6 năm trước, tôi bán máy ảnh của Canon và chuyển sang hệ thống Micro 4/3. Đến nay, tôi có tổng cộng 5 thân máy và 23 ống kính trong hẹ thống này, nhưng khi sử dụng thì luôn chỉ có 1 thân máy và ống kính mà thôi. Không có lý do gì để một máy ảnh có nhiều cảm biến khi chúng có thể thay thế được ống kính một cách dễ dàng. Micro 4/3 là hệ thống máy ảnh không gương lật (Mirrorless) lâu đời nhất, được ra mắt từ 2008 nên có hệ thống ống kính rất dồi dào, đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng. Các dòng máy DSLR của Canon và Nikon còn được ra mắt từ những năm 50 và 60 của Thế kỉ trước!

    Smartphone nhỏ gọn mà có 3, 4 camera sau nhưng tại sao các nhiếp ảnh gia vẫn chỉ dùng 1 máy ảnh duy nhất? - Ảnh 4.

    Máy ảnh siêu zoom Sony RX10 Series

    Nếu như bạn thực sự cần tầm zoom ấn tượng, thì có thể tham khảo các dòng máy ảnh siêu zoom của Sony. Chiếc RX10 Mark IV có cảm biến 1 inch, lớn hơn 8 - 10 lần cảm biến trên smartphone mà vẫn có ống kính 24 - 600mm. Đa phần các smartphone hiện nay có tầm zoom chỉ là 28 - 55mm.

    Smartphone nhỏ gọn mà có 3, 4 camera sau nhưng tại sao các nhiếp ảnh gia vẫn chỉ dùng 1 máy ảnh duy nhất? - Ảnh 5.

    Ảnh chụp với ống kính 205mm và 500mm

    Sử dụng trên thực tế, có nhiều trường hợp vượt qua tầm với của các smartphone. Trong trường hợp ở trên, tôi chụp tên lửa Anteres bằng ống kính 205mm và 500mm trên chiếc máy ảnh Micro 4/3. Đây chính là ưu điểm của các dòng máy ảnh chuyên nghiệp: chúng có thể 'biến đổi' linh hoạt để dùng được với các trường hợp khó như chụp thiếu sáng, chụp siêu xa hoặc Macro. Đây là lý do rất lớn đối với nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

    Smartphone nhỏ gọn mà có 3, 4 camera sau nhưng tại sao các nhiếp ảnh gia vẫn chỉ dùng 1 máy ảnh duy nhất? - Ảnh 6.

    Hệ thống 4 camera sau trên Samsung A9 (2019)

    Smartphone là sản phẩm công nghệ duy nhất trên thị trường có nhiều hơn một camera, nhưng tại sao? Smartphone không có mục đích chính là chụp hình, mà dùng để nghe gọi, làm thiết bị giao tiếp có chức năng chụp hình.

    Giới hạn của smartphone nằm ở thiết kế. Đa phần các sản phẩm hiện nay đều có độ dày chỉ khoảng 7 - 9mm, nên không thể áp dụng được các ống kính có cấu trúc đặc biệt. Các nhà sản xuất sẽ phải áp dụng nhiều ống kính, và từ đó là nhiều cảm biến để thực hiện thay đổi tiêu cự, thay vì áp dụng được các ống kính có thiết kế phức tạp để có thể zoom quang.

    Smartphone nhỏ gọn mà có 3, 4 camera sau nhưng tại sao các nhiếp ảnh gia vẫn chỉ dùng 1 máy ảnh duy nhất? - Ảnh 7.

    Huawei P30 Pro cũng với hệ thống 4 camera mặt sau

    Để tăng tầm zoom, các hãng cũng có thể giảm kích thước cảm biến để có hệ số nhân tiêu cự lớn hơn, từ đó làm giảm chất lượng hình ảnh đi nhiều so với cảm biến chính. Hiện nay có nhiều smartphone (như Google Pixel 3, Huawei P30 Pro) đã có khả năng zoom hybrid, tức kết hợp giữa phần cứng và phần mềm, sử dụng AI để tăng chất lượng ảnh khi zoom quá xa.

    Và đây chính là tương lai của nhiếp ảnh smartphone: sử dụng phần mềm để vượt qua các giới hạn của phần cứng chất lượng thấp hơn rất nhiều so với máy ảnh.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày