Sợ hãi AI: Cội nguồn cuộc đình công 45.000 người làm thiệt hại 0,1% GDP của nước Mỹ
Những lo lắng về việc máy móc cướp việc làm đã khiến cuộc đàm phán của 45.000 lao động cảng biển đình công với doanh nghiệp đi vào bế tắc.
- Chậm chân với AI, Apple có nguy cơ bị đối thủ vượt mặt
- Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI
- Trải nghiệm laptop AI ASUS Zenbook S 14: Intel quay trở lại cuộc đua với Lunar Lake, thời lượng pin đáng nể, GPU tích hợp mạnh mẽ
- Hé lộ lý do người người đua nhau mua PC AI: Không vì tính năng AI, chỉ đơn thuần là vì muốn nâng cấp máy?
- Kỳ lạ giải Nobel Vật Lý 2024, giải thưởng Vật Lý nhưng lại được trao cho các nhà nghiên cứu AI
Mới đây, thông tin 45.000 lao động cảng biển tại Mỹ "hoãn" đình công sang tháng 1/2025 đã khiến nhiều người thở phào. Vụ việc này nếu diễn ra được cho là sẽ gây tổn hại 7,5 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ, tương đương 0,1% GDP cả nước.
Tuy nhiên, bế tắc vẫn chưa được giải quyết trên bàn đàm phán dù đã được doanh nghiệp đồng ý tăng 62% lương. Nguyên nhân chính nằm ở nỗi lo sợ bị máy móc cướp việc làm.
Hãy bước qua xác tôi!
Tại hội nghị thường niên của Hiệp hội công nhân bốc xếp quốc tế (ILA) năm ngoái, hai màn hình lớn đã phát một video TikTok từ một người vận hành cần cẩu trên các bến tàu của Los Angeles.
"Tất cả những thứ này đều được tự động hóa. Không có nhân công điều khiển nào trong những cỗ máy đó. Đây không phải chuyện đùa đâu. Họ nói rằng đó là tương lai của ngành cảng biển nhưng chúng ta không chấp nhận điều đó. Nếu muốn thì họ phải bước qua xác tôi", nhà lãnh đạo Harold Daggett của công đoàn hét lên với hàng nghìn công nhân tụ tập khi nói về những chồng container được máy móc xếp lên nhau với hàng dài xe tự động chạy xen kẽ.
Mặc dù 45.000 công nhân bốc xếp cảng biển đã trở lại làm việc sau 3 ngày đình công, nhưng công đoàn chỉ hoãn đến đầu năm 2025 trong khi tiếp tục đàm phán với chủ doanh nghiệp về vấn đề đảm bảo việc làm trước sự đe dọa của máy móc.
Phía doanh nghiệp đã nhượng bộ về việc tăng lương trước áp lực từ Nhà Trắng, nhưng câu chuyện cam kết đảm bảo việc làm trước sự bùng nổ của Robot, tự động hóa và AI là điều khá khó khăn. Các công ty muốn chiều lòng cổ đông với việc cắt giảm chi phí, trong khi người lao động thì muốn sự cam kết đảm bảo việc làm.
Những tiến bộ vượt bậc về công nghệ máy móc đang khiến người lao động nhiều ngành nghề lo sợ bị thay thế bởi những cỗ máy tinh vi được điều khiển bởi trí thông minh nhân tạo.
Trên thực tế, các giám đốc điều hành cảng biển tại Mỹ đang cực kỳ lo lắng khi bị tụt hậu so với đối thủ ở Châu Âu và Châu Á trong mảng tự động hóa.
Rất nhiều cảng biển lớn ở Châu Âu và Châu Á xếp hạng cao hơn so với Mỹ trong bảng xếp hạng thường niên của Ngân hàng Thế giới World Bank, trong đó đo lường các yếu tố như năng suất cảng và thời gian tàu lưu lại cảng.
Tất nhiên, việc thúc đẩy tự động hóa sẽ đòi hỏi những yêu cầu mới, vị trí mới cho công nhân. Tuy nhiên công đoàn lại lo lắng người lao động chưa được trang bị kỹ năng để thích nghi với các đòi hỏi chuyên môn công nghệ cao.
Hậu quả là lao động ngành cảng biển đã xuống đường tạo áp lực với doanh nghiệp lẫn chính phủ.
Chuyên gia kinh tế Daron Acemoglu của Viện Công nghệ Massachusetts ước tính cứ mỗi Robot được triển khai thì có khoảng sáu việc làm bị mất. Trong suốt 30 năm qua, chuyên gia Acemoglu ước tính đã có khoảng 700.000 việc làm biến mất vì tự động hóa, chủ yếu thuộc ngành sản xuất và những mảng lao động tay chân khác.
Đây trở thành vấn đề đau đầu của nước Mỹ khi muốn nâng cao hiệu quả hoạt động cảng biển nhưng lại vướng phải những người lao động có thể bị bỏ lại.
Lối đi nào cho công nhân
Các quan chức ngành vận tải biển Mỹ muốn thúc đẩy tự động hóa và AI để gia tăng hiệu quả hàng hóa lưu thông. Rất nhiều cảng biển lớn hiện nay đã thành công áp dụng tự động hóa để gia tăng hiệu suất xếp hàng.
Với vị thế là nền kinh tế số 1 thế giới, Mỹ có đầy đủ công nghệ để tự động hóa hoàn toàn tại các cảng biển, từ cần cẩu tự động, xe chở tự hành hay mạng lưới camera-máy tính đọc mã để tự động xếp hàng vào kho, theo dõi tốc độ lưu thông hàng hóa.
Máy móc không bao giờ nghỉ ốm hay trò chuyện trong giờ làm, thậm chí chẳng cần tăng lương nhưng chúng vẫn cần nhân công kỹ thuật bảo dưỡng, tinh chỉnh chỉ lệnh và giúp giải quyết các vấn đề khó khăn mà công nghệ chưa đạt tới.
Dẫu vậy khi đại dịch Covid-19 diễn ra, nhà ga tự động hoàn toàn duy nhất tại cảng biển Long Beach lại vận hành bốc dỡ container hiệu quả hơn các nhà ga khác. Nhận thức được vấn đề khi không phải lo sợ thiếu nhân công hay rắc rối tăng lương, nhiều công ty quản lý cảng biển đang tăng tốc bổ sung cần cẩu tự động và xe tự hành, lắp đặt camera cùng hệ thống AI để vận hành.
Tuy nhiên ILA và các công đoàn khác đã phản đối tiến trình này với đe dọa đình công, làm tắc nghẽn chuỗi cung ứng.
Việc các cảng biển bị đình trệ hàng tuần sẽ làm rối loạn chuỗi cung ứng, tắc nghẽn hàng hóa cũng như khiến nhiều doanh nghiệp mất hàng tỷ USD hợp đồng, các nhà máy sẽ phải tạm hoãn sản xuất do thiếu nguyên liệu còn người dân thì lâm vào cảnh khan hiếm hàng cục bộ.
Kể cả khi cuộc đình công chấm dứt thì kinh tế Mỹ cũng phải mất hàng tháng trời mới phục hồi lại được tùy vào độ dài của cuộc đình công. Đó là chưa kể đến các cảng biển sẽ mất nhiều tuần để dọn sạch các khu dỡ hàng rồi mới quay trở lại hoạt động như trước được.
Tệ hơn, báo cáo của Oxford Economics cho thấy nếu cuộc đình công kéo dài sẽ khiến vô số doanh nghiệp gặp khó khăn, dẫn đến nhiều lao động bị tạm cho nghỉ hoặc bị sa thải, qua đó ảnh hưởng đến 100.000 lao động tại Mỹ.
Xin được nhắc rằng ngành cảng biến ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và nhiều mảng khác, từ logistic, vận tải cho đến nhân viên các công ty xuất nhập khẩu hay nhà máy sản xuất. Bởi vậy việc không dỡ hàng hóa, khiến các container chất đầy tại cảng biển sẽ khiến vô số hoạt động kinh doanh bị đình trệ và hậu quả là cắt giảm lao động, suy giảm thu nhập.
Hàng phân tích Stifel thậm chí cảnh báo cuộc đình công trên nếu chỉ kéo dài vài ngày thôi cũng khiến nền kinh tế Mỹ khó "nuốt trôi".
"Việc cảng biển ngừng hoạt động sẽ tốn đến hàng chục tỷ USD cho nền kinh tế mỗi ngày", Giáo sư Jason Miller của trường đại học Michigan State University nhận định.
Theo giáo sư Miller, ngay cả các ngành không chịu tác động trực tiếp như ô tô cũng sẽ phải sa thải lao động vì bị đình trệ sản xuất do thiếu nguyên liệu, gây tác động lan rộng trong nền kinh tế.
Thế rồi đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ làm hàng hóa tăng giá, thúc đẩy lạm phát cùng vô số những hệ lụy khác.
Thời thế thay đổi
Ở các bến cảng bờ đông nước Mỹ, hợp đồng lao động của ILA với doanh nghiệp thường kèm điều kiện các công ty phải xin phép công đoàn mới được sử dụng thêm tự động hóa trên các cơ sở hạ tầng vốn có.
Bởi vậy thỏa thuận tăng lương vừa qua giúp hoãn cuộc đình công 45.000 người sang đầu năm 2025 có kèm điều kiện là công nhân đồng ý gia tăng các thiết bị máy móc, nhưng với tỷ lệ nào thì vẫn đang đàm phán.
Rất rõ ràng, chính công đoàn cũng hiểu được rằng họ cần tìm kiếm giải pháp bởi tự động hóa và AI sẽ dần chiếm lĩnh thị trường bất kể có đình công ra sao.
Ông Marc Santoro, một lao động tại cảng biển New York/New Jersey cho biết công việc cần 30 người làm theo ca với 20 cần cẩu hiện chỉ cần 4 người ngồi trong phòng điều khiển khi công ty lắp đặt cần cẩu tự động.
Áp lực này khiến Santoro cực kỳ lo lắng vì tình trạng thiếu việc làm chắc chắn sẽ xảy ra.
"Tự động hóa đang tác động đến người Mỹ. Nếu bạn có con thì hãy chú ý đến điều này", ông Santoro than thở.
*Nguồn: WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng