Số Megapixel quyết định chất lượng ảnh? Nhầm to!
Số "chấm" giờ đây chẳng còn quan trọng nữa.
Nhìn vào những quảng cáo smartphone và máy ảnh từ trước đến nay, các nhà sản xuất đều nhấn mạnh về số megapixel khiến nhiều người nghĩ rằng đây là thông số quan trọng nhất trong việc tạo ra một bức ảnh chất lượng.
Thực tế, megapixel chỉ là đơn vị để đo lường độ phân giải, ví dụ 8 MP = 8 triệu điểm ảnh. Tất nhiên những thiết bị chụp ảnh hiện nay trên thị trường có số "chấm" còn cao gấp mấy lần như vậy. Lấy ví dụ, với một tấm ảnh độ phân giải 7 MP, bạn có thể đủ để in lên một cái áo. Còn với 10 MP? Bạn có thể dư sức "phủ" một bức ảnh lên trang chủ của National Geographic. Đa số các smartphone hiện nay trên thị trường thậm chí đều đạt qua được "chuẩn" này, nói chi là các máy ảnh point and shoot hạng bình dân.
Dưới đây là tấm ảnh 12 MP chụp bằng chiếc Nikon D700 - lưu ý độ phân giải này chỉ bằng với camera của iPhone 6:
Và đây là bức ảnh 36 MP chụp bằng Nikon D800:
Sự thật là ở giữa 2 chiếc camera này đều sử dụng 2 ống kính khác nhau, nhưng bạn có thể tìm ra được sự khác biệt về chất lượng không? Riêng chúng tôi thì không. Và giả sử nếu có thì thường những chiếc máy ảnh có độ phân giải siêu khủng sẽ có một vài điểm thua kém những máy ảnh có độ phân giải thấp hơn. Đó là những máy này sẽ cho độ nhiễu cao hơn khi chụp ở điều kiện ánh sáng yếu và người xem dễ dàng nhận thấy những rung lắc cũng như lỗi lấy nét hơn so với các máy ảnh có độ phân giải thấp.
Trong thời đại Internet và mạng xã hội ngày nay, chúng ta thường chụp ảnh với độ phân giải cao, rồi sau đó lại làm cho chúng nhỏ lại bớt để "gắn" vừa lên các trang web hoặc Facebook, Instagram...Như vậy, liệu độ phân giải quá cao có thực sự hữu ích?
Theo chúng tôi, chỉ có một vài trường hợp dưới đây là bạn thật sự cần ảnh có độ phân giải siêu "khủng":
- Ảnh của bạn cần được in cho bìa tạp chí hoặc cần đủ lớn để in trải dài 2 trang tạp chí (và ở điều kiện này, những bức ảnh độ phân giải cao hơn 16 MP sẽ thực sự giúp được bạn)
- Nếu bạn cần in những tấm ảnh chất lượng cao với kích thước lớn (khoảng 60 cm trở lên ở mỗi chiều) thì lúc này hãy tìm đến những camera có thể chụp ra ảnh đạt độ phân giải 24 MP.
- Nếu bạn là nhiếp ảnh gia thời trang chuyên nghiệp, hoặc cần chụp ảnh poster cỡ lớn thì những máy ảnh có độ phân giải trên 30 MP sẽ phù hợp với bạn.
Ngoài ra, nếu từng nghĩ rằng mua máy ảnh có độ phân giải cao để có thể zoom và cắt cúp lại thì có lẽ bạn đã sai rồi đấy. Càng cắt cúp khung ảnh trong hậu kỳ, chất lượng ảnh của bạn lại càng bị "bó hẹp" lại và tất nhiên cũng bị giảm xuống. Ví dụ, một bức ảnh 6 MP được cắt từ cảm biến 18 MP sẽ không đẹp bằng 1 tấm ảnh được chụp từ cảm biến 6 MP.
Như vậy, nếu nhu cầu của bạn chỉ nằm ở mức độ chia sẻ ảnh với bạn bè hoặc lưu niệm, con số Megapixel chẳng hề quan trọng. Và nên nhớ rằng, số "chấm" càng cao thì chỉ thực sự hữu dụng khi bạn cần nó cho công việc nhiếp ảnh cũng như in ấn chuyên nghiệp.
Tham khảo: TechInsider.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng