So sánh đầu nối USB-C loại 1 nghìn đồng và 5 nghìn đồng dưới kính hiển vi: đắt hơn gấp 5 nhưng chất lượng có hơn tương xứng?
"Tiền nào của nấy" gần như là chân lý, thế nhưng giá cả không phải lúc nào cũng đi đôi với chất lượng!
Chúng ta hẳn đã quá quen thuộc với câu nói: "Tiền nào của nấy", thế nhưng trong trường hợp 2 mẫu đầu nối USB-C cái này thì chất lượng hơn kém nhau có tương xứng với giá tiền chênh nhau gần 5 lần không? Hãy cùng chúng tôi phá tan ra để tìm hiểu nhé!
Đây là hai chiếc đầu nối USB-C cái loại 16 chân. Một chiếc có giá khoảng 20 cent (4,6K VND), và chiếc còn lại - khoảng 5 cent (1,16K VND) khi mua với số lượng từ 100 cái trở lên. Các bạn thử đoán xem mẫu nào đắt tiền hơn?
Nếu bạn vẫn chưa có câu trả lời thì cũng đừng lấy thế làm lạ bởi sự khác biệt là rất nhỏ và phải tinh ý lắm thì mới nhận ra. Trên thực tế, không có nhiều điều để nói về sự chênh lệch "chất lượng", có lẽ chỉ là quy trình sản xuất khác nhau mà thôi.
Chiếc USB-C rẻ hơn ở bên trái, với các điểm tiếp xúc màu vàng bên trong. Đây là mẫu "SHOU HAN TYPE-C16PIN".
Bên phải là mẫu "HRO TYPE-C-31-M-12"
Dưới ống kính macro chúng ta bắt đầu thấy sự khác biệt đáng kể nhất ở đây: phần gập của tai ngàm trên đầu nối của SHOU bị nứt nhẹ khi uốn cong. Nguyên nhân có thể do chúng bị uốn nhanh hơn, góc uốn lớn hơn hoặc do sử dụng kim loại có giới hạn nứt gãy thấp hơn. Nhưng điều này không quá nghiêm trọng, và các vết nứt là cực nhỏ theo nghĩa đen.
Phần mép đầu nối của HRO được uốn cong gọn gàng hơn một chút và hầu như không có khe hở. Đầu nối của SHOU có khe hở rất nhỏ. Lại một lần nữa chúng tôi tin rằng khoảng hở này không có ảnh hưởng gì lớn đến chất lượng sản phẩm.
Có thể các bạn cũng nhận thấy, các chân tiếp xúc của đầu nối HRO chưa được mạ kín hết. Điều này không quá quan trọng, nhưng nếu nói một cách nghiêm túc thì sau khi sử dụng trong thời gian dài ở những điều kiện ẩm ướt thì đầu nối của HRO sẽ có nguy cơ bị ăn mòn hoặc bị gỉ cao hơn.
Như vậy, giá cả không phải lúc nào cũng đi đôi với chất lượng. Có lẽ trong trường hợp này thì quy trình kỹ thuật của SHOU hoàn thiện và hiệu quả hơn.
Một điểm lưu ý là các chân tiếp xúc trên bo mạch PCB của SHOU ngắn hơn. Điều này cũng không phải quá khác thường nhưng sẽ gây ra đôi chút khó khăn khi hàn bằng tay. Vì vậy, các bạn thích DIY hoặc thợ sửa chữa điện tử phải cân nhắc trước khi chọn mua cho phù hợp.
Sau khi so sánh bên ngoài, chúng tôi quyết định "mổ" hẳn hai chiếc đầu nối USB-C để xem phần nhựa đúc bên trong. Trên thực tế, đây chính là bộ phận giúp tạo hình nên đầu nối và có vai trò quan trọng quyết định tới giá thành và độ bền của sản phẩm.
Hãy bắt đầu với đầu nối HRO. Chúng ta có thể nhận thấy rằng họ sử dụng quá trình đúc rất phức tạp và chi phí chắc chắn không hề rẻ.
Lật mặt khác nào:
Trông thì có vẻ như nhà sản xuất đã ghép ít nhất là hai bộ phận lại với nhau. Các rãnh và ngàm nhỏ xíu này đóng vai trò là những chiếc chốt giữ sau khi vật đúc nguội đi. Sự phức tạp trong chế tạo này chắc chắn đã làm tăng chi phí của đầu nối.
Còn đây là đầu nối SHOU. Chúng ta có thể thấy rõ ràng họ đã áp dụng quá trình đúc đơn giản hơn nhiều và do đó khiến cho giá thành sản phẩm giảm.
Nhìn từ mặt khác. Ở đây chúng ta cũng thấy kiểu ghép từ nhiều mảnh đúc nhưng nhìn chung thì ít phức tạp hơn.
Cạo thử phần chân tiếp xúc mạ vàng xem sao. Đầu nối HRO đắt tiền hơn có chứa đồng mạ vàng. Lớp mạ không dày lắm và có thể cạo ra bằng nhíp. Trong khi đó đầu nối SHOU được mạ vàng rất sâu.
Dù không có nhiều kiến thức về mạ kim loại nhưng chúng tôi cũng đoán rằng lớp mạ vàng này có thể ảnh hưởng đến sự chênh lệch giá. Thật khó hiểu khi mà lớp mạ vàng trên đầu nối SHOU dày hơn nhưng giá lại thấp hơn.
Sau khi phóng to phần mặt trước của đầu nối từ HRO và tăng độ bão hòa của ảnh, chúng tôi nhận thấy khá rõ lớp mạ vàng. Qua đây chúng ta có thể dự đoán rằng nhà sản xuất đã mạ các dải dây đồng từ trước khi các đầu nối được cắt ra khỏi dải nhựa.
Sau khi phá phần đúc nhựa thì đúng là đầu nối của SHOU có hai phần: một phần đã bị hỏng trong khi chúng tôi cố gắng cào lớp mạ.
Tuy nhiên, có vẻ như đầu nối của HRO được đúc nguyên khối. Hai mấu chốt giữ đầu nối của HRO lớn hơn nhiều so với của SHOU.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng