SoftBank là nhà đầu tư lớn nhất thế giới với các startup vào năm 2021. Song, giờ đây, công ty này gần như không đầu tư vào bất kỳ thứ gì nữa.
- Apple vừa thực hiện một động thái 'cực đáng lo ngại' trên thị trường iPhone lớn nhất của mình
- Bard, đòn đáp trả của Google với ChatGPT: vội vàng ra mắt trong "Báo động đỏ", người dùng chưa được tiếp cận
- Chỉ với một bài kiểm tra về Python, ChatGPT đã chứng tỏ AI giỏi viết code hơn so với 3,3 triệu lập trình viên
1 năm sau “cơn khủng hoảng” của lĩnh vực công nghệ diễn ra, SoftBank vẫn đang chịu ảnh hưởng khi tâm lý thị trường bất ổn. Công ty này mới đây báo khoản lỗ 5,8 tỷ USD của Quỹ Vision trong quý IV/2022. Trong khi đó, tổng cộng khoản lỗ của SoftBank là 5,9 tỷ USD.
Quỹ Vision có khoảng 300 triệu USD các khoản đầu tư mới, giảm 98% so với 15,6 tỷ USD trong 3 tháng giữa năm 2021. Khi đó, SoftBank và CEO Masayoshi Son vẫn nổi tiếng với việc “vung tiền” vào thị trường startup đầy rủi ro.
Động thái “rút lui” gần như hoàn toàn này nằm trong chiến lược mà Son từng coi là “phòng thủ”, mà SoftBank đang giữ tiền mặt từ các bộ phận có thành tích tốt hơn như mảng kinh doanh viễn thông, thay vì đầu tư vào các startup.
CFO của SoftBank - Yoshimitsu Goto, cho biết đơn giản đây không phải là thời điểm thích hợp để đầu tư vào các startup. Ông nói rằng SoftBank có thể trở nên hiếu chiến bất cứ khi nào, đồng thời cảnh báo về việc “tiêu tiền lãng phí” ở thời điểm thị trường bất lợi.
Những con số mới được công bố càng cho thấy SoftBank đang làm ăn bết bát. Công ty này đã chi hơn 140 tỷ USD từ Quỹ Vision từ năm 2017 đến năm ngoái. Số tiền này thậm chí còn nhiều hơn khoản rót vốn của các công ty đầu tư mạo hiểm lớn nhất ở Thung lũng Silicon. Quỹ này đổ tiền vào các công ty như Uber Technologies, DoorDash và WeWork. Ở thời kỳ đỉnh cao, Quỹ Vision lãi 66,4 tỷ USD trên giấy tờ. Và mới đây, lỗ luỹ kế của quỹ rơi xuống mức 6,7 tỷ USD.
Các khoản lỗ trong quý gần nhần phần lớn đến từ việc thị trường đầu tư tư nhân báo cáo sai lệnh, khiến các nhà quản lý đầu tư phải chịu lỗ từ các startup trong thời gian dài hơn so với các startup đã niêm yết. Dù SoftBank phải chịu lỗ với các cổ phiếu đã niêm yết, như WeWork và Compass, thì các khoản đầu tư tư nhân lại khó định giá hơn theo ngày hay tháng và thường phụ thuộc nhiều vào việc huy động vốn mới hoặc không đạt các mục tiêu nội bộ.
Theo SoftBank, các startup thuộc sở hữu tư nhân mà 2 Quỹ Vision đầu tư ghi nhận giá trị giảm hơn 5 tỷ USD trong quý trước, dù cổ phiếu của các công ty đã niêm yết hồi phục.
Các nhà phân tích và một số nhà bán khống cho biết khoản lỗ của SoftBank với các startup tư nhân có thể còn thấp hơn, do sự chênh lệch giữa các khoản lỗ của nhóm này với nhóm đã niêm yết.
Ví dụ, các cổ phiếu đã niêm yết do Quỹ Vision nắm giữ đã giảm 37% so với khoản đầu tư ban đầu, tức là lỗ 11,5 tỷ USD. Trong khi đó, SoftBank cho biết cổ phần của họ trong các công ty tư nhân có lợi nhuận không mấy nổi trội chỉ lãi khoảng 4,6% tương đương 1,6 tỷ USD. Những khoản đầu tư tư nhân đó bao gồm Oyo, ByteDance và hãng giao hàng GoPuff.
Ngoài ra, SoftBank còn có một khoản lỗ khác với khoản đầu tư vào WeWork, đó là giảm giá trị các khoản vay mà họ đã thực hiện với công ty này là 1,8 tỷ USD. Trước đây, SoftBank đã “bơm” hơn 10 tỷ USD và coi WeWork là một startup công nghệ. Sau đó, công ty của tỷ phú Nhật Bản đã cung cấp thêm khoản nợ hàng tỷ USD để hỗ trợ WeWork tái cấu trúc. Song, sau khi niêm yết vào năm 2021, cổ phiếu của WeWork liên tục lao dốc, vốn hoá hiện là khoảng 1,5 tỷ USD.
Một vấn đề khác mà SoftBank gặp phải đó là tiền số. Công ty cho biết họ đã thực hiện 26 khoản đầu tư vào lĩnh vực tiền số với giá trị 1 tỷ USD, một phần tương đối nhỏ trong số tiền mặt của họ. SoftBank tiết lộ đã mất khoảng 97 triệu USD cho khoản đầu tư vào FTX.
Trong khi đó, đà hồi phục của cổ phiếu công nghệ trong năm nay đã trở thành động lực cho SoftBank. Navneet Govil, CFO của Quỹ Vision, cho biết khoảng 30 công ty trong danh mục của quỹ sẵn sàng “lên sàn” khi điều kiện thị trường được cải thiện, điều này có thể giúp SoftBank cải thiện lợi nhuận. Tuy nhiên, công ty vẫn thận trọng với triển vọng của mình.
Trong những quý gần đây, lợi nhuận của SoftBank lên xuống thất thường. Sau khi công bố khoản lỗ kỷ lục hơn 20 tỷ USD trong quý II/2022, công ty này lại ghi nhận khoản lãi lớn không kém trong quý III nhờ lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu Alibaba.
Sự kiện công bố kết quả kinh doanh quý IV/2022 đánh dấu lần đầu tiên mà tỷ phú Masayoshi Son không tham dự sau nhiều năm. Cuối năm ngoái, vị CEO này cho biết ông quyết định tạm thời không thuyết trình tại các sự kiện này vì muốn tập trung vào hãng thiết kế chip Arm.
Ông Goto cho biết SoftBank tiếp tục lên kế hoạch niêm yết cho Arm vào tháng 3/2024 và đã đạt được tiến bộ.
Tham khảo WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng