SoftBank sau sự thất bại của WeWork và Uber: Lần đầu tiên chịu lỗ trong 14 năm, "mất trắng" 6,5 tỷ USD trong 3 tháng, lợi nhuận của năm ngoái gần như bị xoá sạch
Theo báo cáo tài chính mới công bố, SoftBank đã chứng kiến khoản lỗ theo quý đầu tiên trong 14 năm, sau khi ghi giảm giá trị của một số khoản đầu tư của mình, bao gồm WeWork và Uber.
Khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh của SoftBank ở quý III/2019 là 704,4 tỷ yen (6,5 tỷ USD). Trong khi đó, ước tính của các nhà phân tích là 230,8 tỷ yen và lợi nhuận của năm ngoái là 705,7 tỷ yen. Quỹ Vision của tập đoàn này cũng "mất trắng" 970,3 tỷ yen trong 3 tháng, kết thúc vào ngày 30/9, vì ghi giảm giá trị của các khoản đầu tư. Khoản lỗ chưa xác định của quỹ này trong các thương vụ đầu tư vào Uber cho đến WeWork là 537,9 tỷ yen, có 497,7 tỷ yen trong việc ghi giảm giá trị đầu tư. Các nhà phân tích đã dự đoán rằng khoản lỗ này sẽ là khoảng 5 tỷ USD đến 7 tỷ USD.
Từ trước tới nay, Quỹ Vision đóng vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận tại SoftBank, đóng góp hơn 14 tỷ USD vào phần lớn lợi nhuận trên giấy tờ của công ty trong 2 năm qua. Giờ đây, những khoản lỗ này đã làm dấy lên những thắc mắc về chiến lược đầu tư của tỷ phú Masayoshi Son, ngay cả khi ông đang nỗ lực triển khai một quỹ khác có giá trị lớn hơn cả Vision hiện tại. Sự thất bại của Uber và WeWork - từng là một trong những "ngôi sao" sáng nhất trong "chòm sao" SoftBank, cũng là nguyên nhân khiến danh mục đầu tư của Quỹ Vision phải ghi giảm giá trị.
Giá trị tài sản của Masayoshi Son sụt giảm mạnh vì Uber và WeWork.
Mới đây, chủ tịch của SoftBank đã có lời giải thích cho những quyết định đầu tư thất bại của mình. Ông buồn bã chia sẻ: "Những phán đoán của riêng tôi có vấn đề, đó là điều khiến tôi phải suy ngẫm."
Atul Goyal, nhà phân tích cấp cao tại Jefferies Group, nhận định về bản báo cáo tài chính của SoftBank: "Việc Masayoshi Son 'ra tay' cứu giúp WeWork đã đặt ra những câu hỏi cơ bản về chiến lược đầu tư của ông ấy. Sẽ còn nhiều thương vụ đầu tư thất bại trong tương lai, vậy ông ấy sẽ giải quyết bằng cách nào?"
Cuối tháng trước, SoftBank đã tung "gói cứu trợ" 9,5 tỷ USD cho WeWork, thoả thuận này khiến cho 80% start-up chia sẻ văn phòng nằm gọn trong tay của công ty Nhật Bản. Còn trước đó, SoftBank và Quỹ Vision đã rót 10 tỷ USD vào "kỳ lân" này. Dẫu vậy, cổ phần của SoftBank tại đây không mang quyền biểu quyết đa số, điều đó có nghĩa là WeWork chỉ được coi là một công ty liên kết, chứ không phải là một công ty con.
Diễn biến của 3 cổ phiếu trong danh mục đầu tư của Quỹ Vision.
Thoả thuận với SoftBank, bao gồm 5 tỷ USD cho khoản vốn vốn mới và đẩy nhanh tốc độ thực hiện cam kết hiện tại đối với 1,5 tỷ USD, sẽ đưa ra một khoản trợ cấp cho công ty mẹ là We Co. Nhà sáng lập WeWork - Adam Neumann, sẽ rời khỏi vị trí trong hội đồng quản trị của công ty cùng một khoản tiền từ gói cứu trợ, được thay thế bởi giám đốc điều hành mới được bổ nhiệm của SoftBank là Marcelo Claure. Dù ra đi cùng với sự thất bại ê chề của một start-up đầy tiềm năng, Neumann vẫn là tỷ phú nhờ cổ phần ở đây.
WeWork từng là một start-up tiềm năng và được định giá ở mức "trên trời", giờ đây đang phải "đầu hàng" và chấp nhận gói "cứu trợ khẩn cấp". Đây là một trong những "thảm hoạ" trong lĩnh vực kinh doanh đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây. Cách đây 2 tháng, công ty này vẫn có kế hoạch IPO cùng với mức định giá cao "ngất ngưởng". Tuy nhiên, nhà đầu tư đã đặt ra nhiều câu hỏi trước cơ cấu quản lý bất hợp lý và tốc độ đốt tiền nhanh đến đáng sợ của họ. Theo hồ sơ IPO, WeWork đã lỗ tới 900 triệu USD chỉ trong nửa đầu năm nay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng