SpaceX kiện chính phủ Mỹ vì bị gạt khỏi bản hợp đồng tên lửa trị giá 2 tỷ USD, đây không phải lần đầu tiên Elon Musk làm vậy

    Dink,  

    Những lý do khiến Bộ Quốc phòng Mỹ gạt SpaceX sang một bên cũng không thực sự rõ ràng. Tính xa hơn một chút, SpaceX cần thắng kiện để tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên "sân chơi vũ trụ".

    Tháng Mười năm ngoái, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra một quyết định không được lòng người. Họ công bố ba bản hợp đồng phát triển tên lửa gồm có:

    - Giao kèo trị giá 967 triệu USD với United Launch Services, cơ quan trực thuộc United Launch Alliance (ULA) - là dự án hợp tác giữa Boeing và Lockheed Martin.

    - Hợp đồng trị giá 791,6 triệu USD với Orbital Sciences, một nhánh của Northrop Grumman.

    - Hợp đồng trị giá 500 triệu USD với Blue Origin, công ty hàng không vũ trụ do Jeff Bezos sáng lập.

    SpaceX kiện chính phủ Mỹ vì bị gạt khỏi bản hợp đồng tên lửa trị giá 2 tỷ USD, đây không phải lần đầu tiên Elon Musk làm vậy - Ảnh 1.

    Ta biết ngay những người không vừa lòng là ai

    Việc đầu tư tên lửa hàng không vũ trụ không phải điều gì xa lạ trên đất Mỹ. Nhiều năm trời, các chương trình không gian của Hoa Kỳ dựa nhiều vào động cơ tên lửa có nguồn gốc Nga, hiển nhiên là việc tự lực cánh sinh trong chế tạo tên lửa du hành có ý nghĩa quan trọng trong cả vị thế nước Mỹ lẫn khía cạnh an ninh quốc gia.

    Nói tới đây là ta hiểu danh sách hợp đồng của chính phủ thiếu mất điều gì. Đó chính là SpaceX, công ty tiên phong trong việc sản xuất tên lửa nhà làm, giúp Hoa Kỳ thoát cảnh dựa dẫm công nghệ của Nga.

    Không lực Hoa Kỳ bỏ ra 2,25 tỷ USD đầu tư vào ngành tên lửa, và không một xu nào chảy vào túi SpaceX. Tại sao lại thế?

    Chỉ có thể suy đoán với những lý do mập mờ

    Trong bản hợp đồng ghi rõ “để phát triển Hệ thống Phóng Thử nghiệm cho chương trình Tàu Phóng Tiên tiến Dùng một lần”, ta thấy ngay khả năng thứ nhất. Lầu Năm Góc đang nhắm tới việc sử dụng tên lửa dùng một lần trong các sứ mệnh Vũ trụ tương lai, chứ không tận dụng triệt để công nghệ tên lửa tái chế mà SpaceX rất rành.

    SpaceX kiện chính phủ Mỹ vì bị gạt khỏi bản hợp đồng tên lửa trị giá 2 tỷ USD, đây không phải lần đầu tiên Elon Musk làm vậy - Ảnh 2.

    Để có đạt được mục tiêu, Lầu Năm Góc quyết định rót vốn vào hệ thống phóng tàu Vulcan Centaur của ULA, hệ thống OmegA của Northrop Grumman và New Glenn của Blue Origin. SpaceX không được lợi lộc gì, dù là công ty hàng không vũ trụ có tiếng tăm.

    Nhưng đây mới là khía cạnh đáng chú ý: Northrop Grumman nhắm tới việc OmegA là tên lửa dùng một lần. ULA tiếp tục duy trì dòng Vulcan Centaur là tên lửa dùng một lần, vẫn có kế hoạch nâng cấp để tái chế được một phần.

    Còn mô hình thiết kế tên lửa của Blue Origin không khác dòng Falcon của SpaceX, nhắm thẳng tới việc tái chế hoàn toàn tên lửa để tiết kiệm chi phí và giảm rác thải sau mỗi lần phóng.

    Vậy nên không thể lấy lý do “tên lửa của SpaceX toàn là hàng tái chế” để gạt SpaceX sang một bên được; hai trong ba công ty vừa nêu có kế hoạch thiết kế tên lửa tái chế được cơ mà!

    Tại sao gọi là “trọng” trách? Vì nó rất nặng nề

    Lầu Năm Góc cũng tuyên bố nhắm tới việc cắt giảm chi phí phát triển, để đảm bảo chỉ có hai công ty lớn đủ khả năng cung cấp hệ thống phóng những kiện hàng lớn nhất, phức tạp nhất lên không. Có lẽ đây là lý do chính khiến SpaceX bị “thất sủng”.

    Với khả năng nâng được 25 tấn hàng hóa lên quỹ đạo thấp, ULA tuyên bố Vulcan Centaur sẽ cho Không Lực khả năng chở hàng vượt trội hơn mọi hệ thống hiện có. Nhận thấy hợp đồng với ULA trị giá 967 triệu USD, không lạ khi họ có thể mạnh miệng đến vậy.

    Tên lửa OmegA của Northrop Grumman thì nhắm tới tải trọng 10,1 tấn tên quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh, tương đương với tải trọng 24-28 tấn lên quỹ đạo thấp.

    Blue Origin có con số ấn tượng hơn cả. Tên lửa New Glenn của họ dự kiến sẽ nâng được 45 tấn hàng hóa lên quỹ đạo thấp.

    SpaceX kiện chính phủ Mỹ vì bị gạt khỏi bản hợp đồng tên lửa trị giá 2 tỷ USD, đây không phải lần đầu tiên Elon Musk làm vậy - Ảnh 3.

    Bên cạnh việc phóng các vệ tinh chiến lược, Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS sẽ là điểm đến chính của các sứ mệnh không gian.

    Có một vấn đề nhỏ: chưa một lời hứa nào trở thành sự thực cả, vì cả ULA, Northrop Grumman và Blue Origin chế tạo xong một hệ thống tên lửa. Trong khi đó, Falcon 9 của SpaceX đã đưa được hàng hóa nặng 22,8 tấn lên quỹ đạo thấp, Falcon Heavy - hệ thống tên lửa mạnh nhất hành tinh với hai lần thử nghiệm thành công - có tải trọng 63,8 tấn lên quỹ đạo thấp.

    Theo lời SpaceX, hai hệ thống tên lửa của họ đã bay thành công 70 chuyến, phục vụ cả các công ty tư nhân lẫn cơ quan nhà nước, “nhận được vô số giải thưởng danh giá và tiết kiệm được cho Bộ Quốc phòng hàng triệu USD”.

    Đấy là còn chưa nhắc tới Starship, hệ thống được phát triển song song với Falcon 9 và Falcon Heavy, với lời hứa mang được 150 tấn hàng lên quỹ đạo thấp.

    Ta cũng đã hiểu SpaceX phàn nàn gì

    Những con số không biết nói dối, cũng dễ hiểu sự thất vọng của SpaceX khi bị Lầu Năm Góc gạt sang một bên.

    SpaceX kiện chính phủ Mỹ vì bị gạt khỏi bản hợp đồng tên lửa trị giá 2 tỷ USD, đây không phải lần đầu tiên Elon Musk làm vậy - Ảnh 4.

    Như đã giải thích trong đơn gửi Tòa Khiếu kiện Liên Bang hôm 22 tháng Năm, việc Không lực Hoa Kỳ bỏ qua SpaceX khi chọn ra ứng cử viên nhận Hợp đồng Dịch vụ Phóng tàu vũ trụ (LSA) là “không rõ ràng”. Tuy nhiên cũng phải xem xét lại: Lầu Năm Góc chú tâm vào việc hoàn thiện tên lửa Starship, dù dự án có tải trọng lớn nhất trong cả 4 người đấu thầu nhưng cũng sẽ mang rủi ro cao nhất. SpaceX có lý của riêng mình, rằng hai hệ thống còn lại của họ đều có khả năng đáp ứng nhu cầu của Lầu Năm Góc, khi mà Falcon Heavy có tải trọng lớn hơn cả 3 hệ thống đang được xây dựng bởi ULA, Northrop Grumman và Blue Origin.

    Hơn nữa, dựa theo bản kế hoạch sẵn có của SpaceX, Falcon 9 và Falcon Heavy sẽ đều được sử dụng trong các sứ mệnh trước 2025. Sau mốc thời gian này, SpaceX sẽ hoàn thiện Starship và đưa hệ thống mới vào sử dụng.

    Khi so sánh những quả tên đang hoạt động ổn định với những hệ thống vẫn còn đang được nghiên cứu chế tạo, ta cũng nhận thấy đâu là sự lựa chọn tốt hơn. SpaceX nhận định: việc Không lực Hoa Kỳ loại công ty của Musk ra khỏi danh sách trúng thầu là bất công, yêu cầu tòa “ra chỉ thị dừng các hoạt động đầu tư và nghiên cứu ULA, Blue Origin và Northrop dưới danh nghĩa Hợp đồng Dịch vụ Phóng tàu vũ trụ LSA”.

    SpaceX muốn mở lại phiên đấu thầu xem ai sẽ giành được hợp đồng trị giá cả triệu USD.

    Hợp đồng này quan trọng ra sao với SpaceX?

    SpaceX kiện chính phủ Mỹ vì bị gạt khỏi bản hợp đồng tên lửa trị giá 2 tỷ USD, đây không phải lần đầu tiên Elon Musk làm vậy - Ảnh 5.

    Có thể đưa ra luận điểm: hai hệ thống tên lửa bị Không lực khước từ, Falcon 9 và Falcon Heavy, đã đang vận hành bình thường rồi, nên SpaceX không cần thêm vốn để phát triển chúng nữa. Trong trường hợp này, việc đầu tư vào Starship có thể coi là “mang rủi ro lớn”, bằng việc không chọn SpaceX, Không lực Hoa Kỳ quyết định quay sang phương án an toàn hơn.

    Nếu như đó là động cơ của Lầu Năm góc, thì lúc đó việc bỏ qua SpaceX mới hợp lý.

    Cũng chẳng ngạc nhiên khi SpaceX của Elon Musk không hài lòng với kết quả cuối cùng, khi xét tới những dự án tương lai. Theo dự tính, nội trong năm tới, Lầu Năm Góc sẽ tiến hành Giai đoạn 2 của dự án Hợp đồng Dịch vụ Phóng tàu Vũ trụ LSA, có tên gọi Thu lợi từ Dịch vụ Phóng tàu vũ trụ.

    Đây là lúc Lầu Năm Góc chọn ra hai công ty duy nhất thực hiện hợp đồng phóng lên không 25 vệ tinh phục vụ mục đích an ninh quốc gia, dự án kéo dài cho tới năm 2027.

    Không ai cấm SpaceX tham gia đấu thầu Giai đoạn 2, nhưng sau khi thấy chính quyền Mỹ đầu tư tới 2,25 tỷ USD vào Vulcan Centaur, OmegA và New Glenn trong Giai đoạn 1, ta hoàn toàn có thể nhận định: đây sẽ là những hệ thống sẽ được tin dùng trong Giai đoạn 2.

    SpaceX muốn sân chơi vũ trụ phải công bằng, và để lách qua được khe cửa hẹp của Giai đoạn 2, họ phải thắng kiện.

    Liệu có giống con kiến kiện củ khoai?

    Đây không phải lần đầu tiên SpaceX đâm đơn kiện cơ quan chính phủ Mỹ, với mục đích làm rõ quá trình đấu thầu. Trước đây, ULA là công ty duy nhất được quyền phóng vệ tinh cho chính phủ Mỹ, cho tới khi SpaceX kiện chính phủ năm 2014. Họ chỉ rút đơn khi chính quyền Hoa Kỳ đồng ý cho công ty tư nhân tham gia đấu thầu hợp đồng liên quan tới an ninh quốc gia. Đây là thời điểm SpaceX thay đổi cục diện "sân chơi vũ trụ".

    Trong vụ kiện lần này, SpaceX yêu cầu tòa án giữ bí mật những chi tiết quan trọng. Vậy nên chỉ khi vụ việc ngã ngũ, ta mới biết được kết quả cuối cùng.

    Tham khảo Yahoo, The Motley Fool

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày