Startup Trung Quốc từ bỏ dịch vụ của IBM và Oracle, chuyển sang công nghệ trong nước
Thay vì chọn lựa công nghệ cơ sở dữ liệu từ các hãng hàng đầu như IBM và Oracle, các hãng lớn của Trung Quốc đang chuyển sang dùng công nghệ của startup nội địa.
- Giới lập trình viên Trung Quốc lo sợ mất kho lưu trữ nguồn mở GitHub vì chiến tranh thương mại
- Apple có thể mất 29% lợi nhuận tại thị trường Trung Quốc do ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
- Siêu máy tính quan trọng đến mức nào? Vì sao chúng được chọn làm mục tiêu mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung?
Trong nhiều năm, các công ty Mỹ như Oracle và IBM đã mạnh tay đầu tư để xây dựng các cơ sở dữ liệu hàng đầu trong ngành dành cho những thị trường mới tại Trung Quốc. Nhưng giờ đây khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang leo thang, một startup mới nổi của Trung Quốc đã tiến lên và giành chiến thắng trước những người khổng lồ công nghệ trên về phần mềm doanh nghiệp.
Cho đến nay, PingCAP đã có hơn 300 khách hàng Trung Quốc. Nhiều startup tên tuổi như người khổng lồ về vận chuyển đồ ăn Meituan, dịch vụ chia sẻ xe đạp Mobike, trang streaming video iQIYI và nhà sản xuất smartphone Xiaomi, đều đang rời khỏi các dịch vụ của IBM và Oracle để chuyển sang PingCAP.
Uy thế của PingCAP càng tăng lên khi nước Mỹ cắt đứt quan hệ công nghệ với Huawei , làm dấy lên lo ngại từ các công ty lớn trong nước về sự an toàn trong các sản phẩm của nước ngoài. Đây sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng khi các công ty Trung Quốc đang hiện đại hóa những hệ thống trong nhiều ngành công nghiệp, từ tài chính, sản xuất cho đến chăm sóc sức khỏe bằng cách kết nối chúng với internet.
Phương án B của người Trung Quốc để thay thế cho các hãng nước ngoài
Đồng sáng lập và là CTO của PingCAP, Huang Dongxu cho biết: "Rất nhiều công ty từng sử dụng Oracle và IBM đều cho rằng thay thế họ là một hành trình còn xa, họ không bao giờ nghĩ rằng nó sẽ xảy ra ngay trong ngày mai. Nhưng giờ họ đang tìm kiếm Phương án B một cách nghiêm túc."
Các khách hàng này sử dụng PingCAP để quản lý các cơ sở dữ liệu và cải thiện hiệu quả công việc, cho phép họ lưu trữ và định vị các loại dữ liệu khác nhau, từ những giao dịch ngân hàng cho đến vị trí của các cá nhân giao đồ ăn. Đây vốn là khu vực thị trường đang do các công ty như IBM và Oracle thống trị. Thị trường này dự kiến sẽ tăng trưởng 8% mỗi năm lên 63 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2022.
Doanh thu cho các giải pháp dữ liệu lớn tại Trung Quốc có thể tăng lên 86 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 12,5 tỷ USD) vào năm 2023.
Startup này là một trong số hàng loạt các công ty mới nổi trong lĩnh vực cung cấp cơ sở dữ liệu mã nguồn mở, ví dụ như PostgreSQL và SQLite. Hãng nghiên cứu Gartner dự báo rằng 70% các ứng dụng mới, tự phát triển trên toàn cầu sẽ được phát triển trên các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu mã nguồn mở vào năm 2022. Hiện IBM có hơn 20% doanh thu đến từ thị trường châu Á, còn Oracle cũng có 16% doanh thu từ khu vực này.
PingCAP được sáng lập từ ba cựu lập trình viên – Huang, Liu Qi và Cui Qiu – của một công ty ứng dụng di động, đã bị Alibaba thâu tóm. Lấy cảm hứng từ Cloud Spanner của Google, người đi tiên phong trong mô hình cơ sở dữ liệu phân tán, bộ ba này đã bắt đầu tạo nên một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu mã nguồn mở, có thể cho phép công ty mở rộng một cách vô hạn khả năng lưu trữ dữ liệu bằng cách đơn giản hóa khả năng kết nối tới nhiều máy chủ hơn các giải pháp hiện tại.
Bộ ba nhà sáng lập của PingCAP.
Ý tưởng của họ đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư mạo hiểm, bao gồm Matrix Partners China, đồng ý đầu tư khoảng 10 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1,4 triệu USD) vào năm 2015.
Kiên trì cho một hành trình dài
Mặc dù vậy, chặng đường trước mắt PingCAP vẫn còn rất dài và gian nan. Thị trường nơi PingCAP tham gia đang là nơi cạnh tranh khốc liệt – tính theo bảng xếp hạng DB-Engines, cơ sở dữ liệu TiDB của họ hiện chỉ xếp hạng thứ 121 so với các đối thủ khác trên toàn cầu. Các nhà quản lý cơ sở dữ liệu mã nguồn mở khác như PostgreSQL hiện đứng thứ 4 còn đối thủ của PingCAP, CockroachDB hiện đang ở trên họ 30 bậc.
Không những thế đây là thị trường rất khó kiếm tiền – PingCAP chỉ có một vài chục khách hàng trả tiền ở Trung Quốc và doanh thu khoảng 10 triệu Nhân dân tệ mỗi năm. Tuy nhiên, họ vẫn kỳ vọng rằng, thành công với các khách hàng đầu tiên này được lan rộng khi có thêm nhiều khách hàng khác và mang lại doanh thu bền vững hơn cho họ.
Đó là lý do tại sao Huang lại hợp tác với các tên tuổi lớn như Bank of Beijing hay Mobike – họ có thể tạo nên các khuôn mẫu cho mỗi lĩnh vực họ đang dẫn đầu. "Chỉ có một điều chắc chắn, dữ liệu sẽ tiếp tục bùng nổ. Chúng tôi có sự kiên nhẫn để chờ đợi trước khi họ hình dung ra được mô hình doanh thu tốt nhất."
PingCAP có một lý do để tin tưởng vào điều đó. Các khách hàng Trung Quốc ngày càng sẵn sàng thử nghiệm công nghệ hơn. Dữ liệu cung cấp từ 2.000 công ty cho thấy – có hơn 300 công ty đang vận hành với người dùng, và khoảng 1.500 công ty đang thử nghiệm hệ thống của họ - điều này sẽ mang lại triển vọng lớn cho PingCAP trong tương lai.
Yu Zhenhua, giám đốc IT tại Bank of Beijing, cho biết Trung Quốc đang liên tục nỗ lực cải thiện khả năng an toàn thông tin trong khi ngành công nghiệp của ông muốn hạ thấp chi phí khi đang mở rộng nhanh chóng. "Dịch vụ của TiDB đáp ứng những gì chúng tôi muốn trong một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu phân tán."
Trong dài hạn PingCAP muốn vươn ra bên ngoài Trung Quốc, nhưng các chướng ngại về địa chính trị có thể biến nó thành một thách thức khó khăn. Đầu năm nay, PingCAP đã sẵn sàng mở rộng sang thị trường Mỹ và cho biết họ đang thảo luận với một số startup công nghệ tiềm năng để sử dụng phần mềm của họ. Nhưng giờ với căng thẳng thương mại hiện nay, triển vọng này đang trở nên mù mịt.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng