Startup Umbala từng gọi được 260.000 USD tại Shark Tank bị 'tố' ăn chặn tiền công, 'đá quả bóng trách nhiệm từ CEO cho nhân viên'
'Làm app livestream thì sản phẩm chính của app là idol, thế nhưng Umbala đã lừa lọc idol của mình'. Sau khi dòng chữ này, cùng với fanpage "Umbala lừa đảo Idol - giật tiền lương Idol" bắt đầu được dư luận quan tâm 2 tuần trở lại đây, tất cả mọi thứ giờ đây đều đã bị xóa.
- Bản chỉ định quy hoạch 216 trang có 1 dòng nhỏ khiến Airbnb bị cấm ở Detroit, thị trưởng thành phố cũng ngơ ngác
- Bạn có tin nổi không: Jeff Bezos đăng Tweet chúc mừng SpaceX phóng tên lửa vào vũ trụ, Elon Musk vào "thả" emoji nụ hôn
- Tốt nghiệp khoa triết, ra làm nhà báo và sau đó trở thành tỷ phú đôla nhờ livestream
Trong những ngày cuối năm này, startup đình đám Umbala từng gọi được số tiền 260.000 USD tại Shark Tank Việt Nam của vị CEO 'nói như rap' Nguyễn Minh Thảo đang dính vào một vụ ồn ảo quỵt tiền lương của đối tác hiện đang làm việc trên ứng dụng Umbala.
Còn nhớ, khi thuyết trình trước các Shark, CEO Minh Thảo từng khẳng định rằng Umbala là mô hình 'camera star' - một platform tập trung vào các tài năng (idol): Người ta có thể livestream để thể hiện tài năng của mình, tương tác với fan, từ đó kiếm tiền từ Umbala hoặc trở nên nổi tiếng. Thế nhưng giờ đây, các idol này đang 'tố' Umbala đã làm nhiều chiêu 'không đẹp' để ăn chặn, hoặc là quỵt tiền công của họ làm việc trên chính ứng dụng này.
Lần theo những dòng bức xúc của những người tố cáo trên mạng xã hội, người ta tìm đến một fanpage có tên gọi "Umbala lừa đảo Idol - giật tiền lương Idol". Fanpage này có một bài ghim ở trên đầu với nội dung rất nổi bật 'Phốt lớn: Umbala giật tiền của Idol trên mồ hôi nước mắt của Idol'.
Đi sâu vào nội dung, có thể thấy hầu hết những bài đăng trên nhóm này đều là các màn 'bóc phốt' của các thành viên cho rằng họ đã bị Umbala nhập nhằng về các điều khoản lương thưởng. Câu chuyện xoay quanh những chính sách không nhất quán của Umbala khi đối xử với các idol. Khi có nhiều hơn các phàn nàn, các nhân viên và cả CEO Umbala bỗng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, hoặc là cho rằng các idol đã tự ý có những thỏa thuận mà thực chất Umbala không hề đứng sau 'đạo diễn'.
'Những nỗ lực ăn chặn tiền của các idol'
Mô hình hoạt động của Umbala là khi livestream, các idol sẽ được những người xem tặng một loại tiền quy ước trong ứng dụng được gọi là Gold (Vàng). Khi một idol có càng nhiều vàng, quyền lợi họ được hưởng từ Umbala sẽ cao hơn. Đến khi vượt qua một ngưỡng số lượng vàng nhất định, các idol sẽ nhận được một khoản lương cứng từ chính Umbala.
Theo đó, một idol đã chia sẻ về chính sách hỗ trợ của Umbala như sau: "Đại diện công ty đưa ra một bản hợp đồng quy định nếu đạt chỉ tiêu 500.000 vàng sẽ được hưởng mức lương cố định 2 triệu đồng. Nếu dưới chỉ tiêu vẫn được hưởng 1 triệu đồng".
Thế nhưng khi đến kỳ chi trả tiền công cho các idol, các chính sách này lại bị chính Umbala phủ nhận. "Nhưng đến cuối tháng, công ty lại gửi một bản hợp đồng khác với mức lương cam kết thay đổi" - idol trên chia sẻ. Theo như người này tường thuật thì tại hợp đồng mới, nếu idol đạt chỉ tiêu 500.000 vàng sẽ chỉ nhận được con số lương cứng 1 triệu đồng, thay vì 2 triệu đồng như trước đây. Nếu dưới chỉ tiêu này, idol sẽ thậm chí còn mất trắng số tiền 1 triệu đồng nói trên.
Không chỉ mập mở về tiền công cho các idol, Umbala cũng bị tố vì những chính sách cố tình 'đánh' các idol xuống dưới mức tiêu chuẩn để nhận lương. Đó chính nỗi bức xúc của các idol hiện đang làm việc trên ứng dụng Umbala, khi mà họ đã cố công 'cày' đủ thời gian cam kết trên ứng để nhận được một số vàng đảm bảo. Thế nhưng cuối cùng, những người này lại cũng không nhận được số vàng như cam kết, dẫn tới không đủ tiêu chuẩn để nhận lương.
Ở một bài báo mới đây đã nêu ra những lùm xùm của Umbala, một nạn nhân có nickname Nguyễn Lâm Tâm Như đã chia sẻ về chính trường hợp của mình: "Em đây là nạn nhân cực cay luôn. Lúc đầu bảo lương cứng đủ giờ. Mà em cũng cố chạy cho đủ để tháng sau không bị lọc. Tháng em làm được 190k gold nó lật lọng không trả gold cho em. Đòi em phải đủ 200k gold và NGUYÊN TEAM EM đều bị quịch ra ứng trợn"
Tổng kết lại, với 40 giờ livestream mỗi tháng, 85 idol, đã chỉ có 13 người đủ điều kiện nhận tiền tính từ % số quà tặng của người xem. Số tiền họ nhận được là từ 200.000 đến 2,5 triệu đồng, Đặc biệt, tất cả idol này đều không nhận được khoản lương cố định nào như hợp đồng họ ký ban đầu với Umbala.
CEO nói 'không phải chủ trương' của công ty, bị tố 'đá quả bóng trách nhiệm'
Bước đầu, theo như thông tin từ một bài báo nêu ra vụ ồn ào này của Umbala, CEO Nguyễn Minh Thảo đã có những phát ngôn đầu tiên. Về chuyện những hợp đồng với cam kết lương cứng cho các idol, anh này đã phủ nhận hoàn toàn. Ngược lại, CEO Thảo cho rằng các idol đã thỏa thuận với một người tên là Hoàng Xuân Bình - người đại diện cho Umbala làm việc với các idol, nhưng thỏa thuận của người này với các idol lại không được Umbala chấp thuận.
Vị CEO 'nói như rap' cho biết: "Thực chất thì tất cả idol chưa được ký bất kỳ hợp đồng nào với công ty. Người đại diện công ty là bạn Hoàng Xuân Bình. Bình cam kết với idol những thứ nằm ngoài chính sách của công ty nên công ty chấp nhận phải làm theo đúng bản hợp đồng đầu tiên mà Bình hứa với idol. Nhưng các bạn idol đã không làm đúng hợp đồng đầu tiên đó, dẫn đến việc không nhận đủ lương. Chúng tôi chỉ bám theo hợp đồng mà Bình ký với các bạn để làm"
Từ đây, dường như mọi sự đổ lỗi đều được đẩy lên nhân vật mang tên Hoàng Xuân Bình này. Một người khác, mang tên Thúy Phương, dù không phải idol mà chỉ là người chấm lương cho idol, nhưng cũng đã 'tố' rằng Umbala và ông Bình đã không có sự thống nhất trong hợp đồng.
CEO Minh Thảo tại Shark Tank Việt Nam
Cụ thể, chị Phương được ông Bình tuyển dụng để kiểm tra việc chia sẻ clip của các idol để chấm lương, với chỉ tiêu kiểm tra 1 video/ngày/idol. "Tháng đầu họ trả lương đàng hoàng. Đến giữa tháng thứ hai họ thông báo không biết gì về số lương phải trả cho công việc mà tôi đang làm, sau đó yêu cầu tôi bàn giao lại toàn bộ công việc đó" - Chị Phương nói. Về phía Umbala, một lần nữa công ty này khẳng định việc thuê chị Phương để chấm lương cho idol là hành động ông Bình tự ý làm chứ không phải chủ trương của Umbala.
Ngoài ra, trong một bức ảnh chụp tin nhắn của idol nhắn tin trực tiếp để hỏi CEO Nguyễn Minh Thảo về các chính sách hỗ trợ, anh này đã 'đá quả bóng' sang cho một nhân viên dưới mình tên là Linh với lời khẳng định 'Linh có toàn quyền xử lý mấy vụ này'.
Thế nhưng sau đó, CEO Minh Thảo đã phủ nhận tất cả những gì mà người nhân viên dưới quyền Linh đã nói với các idol: "Sau khi Bình có những chính sách sai với điều khoản công ty, chúng tôi đã cho Linh giữ vai trò này từ quý I/2018. Vì vậy những phát ngôn, cam kết trước đó của Linh không phải của công ty. Việc chia sẻ clip bù vào ngày hôm sau là trái với quy định"
Nhiều người hưởng ứng, fapage đã mất tích còn CEO thì chưa lên tiếng một lời nào!
Điều bất ngờ là những chia sẻ 'bóc phốt' của Umbala nhận được rất nhiều sự hưởng ứng của các cư dân mạng. Có thể thấy trong số họ có cả những idol đã trực tiếp làm việc với Umbala hoặc là những người quan sát từ bên ngoài.
Về phần fanpage "Umbala lừa đảo Idol - giật tiền lương Idol" thì sau khoảng nửa tháng bỗng nổi lên sau khi CEO Nguyễn Minh Thảo trở về từ Shark Tank Việt Nam, giờ đây người ta đã không thể tìm ra bất cứ một dấu tích nào của trang này.
Hiện tại, CEO Nguyễn Minh Thảo vẫn chưa có bất cứ chia sẻ gì mới trên trang cá nhân của mình. Chúng tôi sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về vụ việc này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng