Stephen Hawking cảnh báo việc gửi tín hiệu ra vũ trụ là nguy hiểm, nhưng có lẽ mọi chuyện đã quá muộn
Ta vẫn gửi tín hiệu nhiều năm nay rồi, bây giờ mới cẩn thận thì có vẻ ... hơi muộn.
Nhà vật lý học vũ trụ Stephen Hawking cũng như nhiều nhà khoa học khác tin rằng đâu đó trong vũ trụ rộng lớn, một hay nhiều giống loài đang sinh sống và ngự trị. Nhưng bên cạnh việc lạc quan về một tương lai “không cô đơn”, ông cũng nhiều lần bày tỏ lo ngại rằng những người ngoài hành tinh ấy là một mối nguy hại lớn.
Mới đây thôi, Hawking chỉ ra rằng việc chúng ta phát đi tín hiệu vào trong không gian ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm. Suy cho cùng, ta không biết rằng ngoài vũ trụ kia có ai (hay cái gì, con gì) và rất có thể rằng họ/chúng có ý đồ không tốt với một nền văn minh có thể được coi là khá thấp.
Nếu như ta nói cho toàn vũ trụ này vị trí địa lý của mình, có thể rằng một nền văn hóa ngoài hành tinh nào đó sẽ cho ta mà một mối nguy hiểm tiềm năng và chỉ với một phát sung đại bác liên hành tinh của họ, toàn nhân loại sẽ biến mất.
Theo như giáo sư Hawking lo ngại, nền văn minh ngoài Trái Đất có thể tiên tiến hơn chúng ta nhiều lần, thậm chí tiên tiến hơn tới ta hang tỷ năm. Vì thế, họ sẽ chẳng có chút nào thương tiếc cho một giống loài hạ đẳng thấp bé, họ “có thể sẽ chẳng coi ta có chút giá trị nào như cách mà ta nhìn các loài vi khuẩn vậy”.
Dù rằng, vai trò của vi khuẩn không hề nhỏ nhưng ta đều hiểu ý của giáo sư là gì và có lẽ, ông đã đúng. Chúng ta sẽ chẳng hề biết tới ý định của những nền văn hóa ngoài hành tinh kia. Có thể, họ sống trong một thế giới không bạo lực, hoàn toàn hòa bình đến mức hoàn hảo.
Nhưng, với những gì Darwin nói về sự tiến hóa, rằng sẽ luôn có giống loài có lợi ích trong quá trình gây hấn và xâm lược, thì việc người ngoài hành tinh biết tới sự tồn tại của chúng ta cũng như vị trí chính xác của chúng ta có thể sẽ rất nguy hiểm.
Đúng là những thông điệp ta gửi đi hoàn toàn ôn hòa, nhưng liệu rằng họ có suy nghĩ giống chúng a? Hawking nói rằng tốt nhất là ta không nên quá tỏ ra cởi mở trong những tín hiệu gửi đi này, nhưng có lẽ, mọi chuyện đã quá muộn.
Kể từ thời điểm Thế chiến thứ Hai nổ ra (1939-1945), chúng ta đã phát đi sóng vô tuyến, sóng radio tần số cao và nhiều nhất là sóng radar vào không trung và vào vũ trụ. Chúng ta không chủ đích gửi đi những thông điệp hay phát cho người ngoài hành tinh xem những chương trình giải trí của chúng ta, nhưng với mật độ gửi tín hiệu liên tục thì ta không tránh khỏi việc những tín hiệu ấy truyền vào vũ trụ.
Vẫn còn có thể lạc quan khi những tín hiệu truyền không chủ đích này sẽ rất yếu khi di chuyển trong khoảng cách “năm ánh sáng” và để người ngoài hành tinh bắt được chúng, họ phải có hệ thống bắt sóng tín hiệu CỰC KÌ mạnh. Bắt tín hiệu là một chuyện, gửi đi một đội quân xâm lược qua khoảng cách ấy còn khó khăn hơn gấp nhiều lần nữa.
Ví dụ như với công nghệ tên lửa của Trái Đất ta, để tới được ngôi sao gần nhất cũng cần tới 80.000 năm. Việc xâm lược liên hành tinh chỉ dễ dàng diễn ra trên phim ảnh mà thôi.
Nhưng những điều này càng chứng minh được sự lo sợ là đúng và hoàn toàn có thể sử dụng để đi tới một kết luận đơn giản. Bất kì một nền văn minh nào có khả năng bắt được những sóng tín hiệu yếu mà ta đã gửi đi liên tục trong 80 năm qua thì sẽ hoàn toàn có khả năng đe dọa chúng ta.
Mối nguy vẫn còn đó nhưng có vẻ đến NASA cũng không ra vẻ quan tâm lắm, bạn có nhớ sự kiện năm 2008, khi mà họ phát đi bản nhạc Across the Universe của The Beatles ra vũ trụ không?
Chúng ta có nên lo lắng cho một tương lai bị xâm lược? Hay đây cũng chỉ là "lo bò trắng răng", một trong hàng vạn mối lo con người vẫn gặp phải trong cuộc sống này?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng