CEO Tim Cook bắt đầu làm việc cho Apple từ năm 1998. Ông được chính Steve Jobs mời đến làm việc cho Apple khi đang rất thành công tại Compaq.
CEO Tim Cook bắt đầu làm việc cho Apple từ năm 1998. Ông được chính Steve Jobs mời đến làm việc cho Apple khi đang rất thành công tại Compaq. Trong một bài phỏng vấn gần đây, Cook đã chia sẻ lý do vì sao Jobs có thể thuyết phục ông rời bỏ Compaq để đến với Apple.
Trước khi quyết định tới làm việc cho Apple, Tim Cook đã có một buổi nói chuyện trực tiếp với Jobs, nhờ đó ông đã hiểu được tham vọng của Apple là hướng đến khách hàng. Trong buổi gặp gỡ đó, Jobs cũng đã đề cập đến một loại máy tính chất lượng cao mà Apple đang nghiên cứu nhưng chưa công bố – chiếc iMac. Dòng máy tính này là dấu ấn đầu tiên của Jobs sau khi trở lại làm CEO của Apple vào năm 1997. Nó được tạo ra với mục đích vực dậy cả công ty sau khi Apple suýt chút nữa thì phá sản trong thập niên 90.
Khi đó, Cook đã cảm thấy rằng ông và Jobs sẽ hợp tác tốt với nhau, vì vậy ông đã nghe theo linh cảm của mình và tới làm việc cho Apple."Đột nhiên tôi nghĩ rằng: ‘Tôi sẽ nhận việc đó. Tôi sẽ tới Apple'" – Cook nói – "Và có một tiếng nói vang lên trong đầu tôi: ‘Hãy đi về phía Tây, chàng trai trẻ. Phía Tây!'".
Dưới đây là phần lược dịch bài trả lời phỏng vấn của CEO đương nhiệm của Apple, Tim Cook, về cuộc gặp gỡ định mệnh đó:
Đó là một buổi gặp mặt rất thú vị. Trước đó tôi đã nhận được một vài cuộc gọi tới từ những tuyển trạch viên của Jobs. Và tôi đã trả lời là không, tôi đang làm việc tại Compaq và tôi đang hạnh phúc với công việc đó, hoặc ít nhất là nghĩ như vậy. Nhưng họ đã rất kiên trì. Và rồi cuối cùng tôi nghĩ, tôi sẽ tới và tham dự cuộc gặp. Steve đã tạo nên cả một ngành công nghiệp mà tôi đang làm việc, vì vậy tôi muốn gặp ông ấy. Tôi thực lòng muốn tới buổi nói chuyện.
Tôi chỉ nghĩ rằng tôi sẽ tới nói chuyện với ông ấy, nhưng đột nhiên ông ấy đề cập đến chiến lược và tầm nhìn của mình, và nói rằng 100% những gì ông ấy đang làm là hướng đến khách hàng. Khi đó, những công ty khác trong ngành đều nhận định rằng sẽ không thể kiếm thêm tiền từ khách hàng cá nhân được nữa, vậy nên họ đã chuyển hướng sang dịch vụ, lưu trữ và khách hàng doanh nghiệp. Nhưng tôi luôn nghĩ rằng chạy theo đám đông không phải là một cách hay, thậm chí đó còn là một lựa chọn tồi phải không? Bạn có thể sẽ bị thua đậm, hoặc thua, nhưng đó là hai lựa chọn duy nhất. Chỉ có ông ấy (Steve Jobs) là đang làm một thứ gì đó hoàn toàn khác biệt.
Rồi ông ấy chia sẻ với tôi một chút kiến thức về thiết kế, đủ để thu hút sự chú ý của tôi. Và ông ấy đã miêu tả cho tôi chiếc máy tính mà sau đó được gọi là iMac. Cái cách mà ông ấy nói chuyện, cùng với nguồn cảm hứng trong căn phòng đó, chỉ có hai người chúng tôi, đã đủ để khiến tôi có thể nói rằng, tôi có thể làm việc với ông ấy.
Sau đó tôi nhìn vào những vấn đề mà Apple đang gặp phải, và tôi nghĩ rằng, bạn biết đấy, tôi có thể đóng góp một cái gì đó ở đây. Hơn nữa, làm việc với Steve Jobs là một đặc ân chỉ có một lần trong đời. Và rồi đột nhiên tôi nghĩ: ‘Tôi sẽ nhận việc đó. Tôi sẽ tới Apple'. Khi đó có một tiếng nói vang lên trong đầu tôi: ‘Hãy đi về phía tây, chàng trai trẻ, phía tây'. Tôi vẫn còn trẻ ở thời điểm đó… và bụng dạ mách bảo tôi rằng, hãy nhận công việc đó. Cuối cùng tôi đã quyết định nghe theo tâm trí của mình.
Theo Business Insider/vnreview
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng