Sự đáng sợ của biến đổi khí hậu: Đến động vật ở vùng lạnh nhất cũng không thể sống nổi nữa

    Diệu Bảo, Theo Trí Thức Trẻ 

    Biến đổi khí hậu đã khiến động vật chết hàng loạt khi nhiệt độ tăng đột biến tại một số khu vực.

    Tại Ấn Độ, nơi nhiệt độ lên đến 46 độ C, một đàn khỉ đã chết khi không thể tìm được nguồn nước. Tại Úc, nhiệt độ quá cao khiến hàng loạt dơi chết, rơi từ trên trời xuống. Trong khi đó tại vùng biển Bering chim hải âu cổ rụt lại chết đói do nguồn thức ăn dồi dào đã di cư tới vùng nước mát hơn.

    Sự đáng sợ của biến đổi khí hậu: Đến động vật ở vùng lạnh nhất cũng không thể sống nổi nữa - Ảnh 1.

    Và gần đây nhất, tại vùng đất tưởng chừng không bị ảnh hưởng nhiều bởi nóng lên toàn cầu - vùng cận Bắc Cực - rất nhiều tuần lộc cũng phải chịu chung số phận.

    Chết đói vì biến đổi khí hậu

    Tại Quần đảo Svalbard của Na Uy, xác của hơn 200 con tuần lộc đã được tìm thấy bởi nhóm ba nhà khoa học từ Viện Cực của Na Uy (Norwegian Polar Institute – NPI) trong cuộc điều tra dân số hàng năm về quần thể động vật.

    Xác của một con nai hoang dã được tìm thấy bởi một nhóm gồm ba nhà khoa học từ Viện Cực Na Uy (NPI) trong cuộc điều tra dân số hàng năm về quần thể động vật, báo The Guardian ngày 30 tháng 7 năm 2019.

    Sự đáng sợ của biến đổi khí hậu: Đến động vật ở vùng lạnh nhất cũng không thể sống nổi nữa - Ảnh 2.

    NPI nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên viện nghiên cứu ghi nhận cái chết hàng loạt nhiều đến như vậy trong vòng 40 năm theo dõi quần thể tuần lộc của họ.

    Mùa đông ở Bắc Cực diễn ra từ tháng 10 đến tháng 3 và các nhà khoa học cho rằng những con tuần lộc này đã bị chết đói trong thời gian đó. Và nguyên nhân không gì khác ngoài sự nóng lên toàn cầu.

    Theo tờ The Independent, Svalbard, thủ đô của Longyearbyen, thị trấn cực bắc nhất thế giới, được cho là đang nóng lên nhanh nhất so với bất kỳ khu vực sinh sống nào khác của con người trên trái đất.

    Nhiệt độ ấm lên bất ngờ trong khu vực dẫn đến lượng mưa tăng đột biến. Mưa sau đó gặp nhiệt độ lạnh đóng băng tạo nên một lớp băng dày tại khu vực sinh sống của tuần lộc. Và chính lớp băng dày này khiến cho tuần lộc không thể tiếp cận được thảm thực vật là nguồn thức ăn của chúng.

    Sự đáng sợ của biến đổi khí hậu: Đến động vật ở vùng lạnh nhất cũng không thể sống nổi nữa - Ảnh 3.

    Các nhà khoa học NPI cũng đưa ra giả thuyết rằng số lượng lớn tuần lộc con được sinh ra vào năm ngoái có thể góp phần gây ra tỷ lệ tử vong cao bất thường, vì những con nhỏ hơn và yếu hơn thường là những cá thể đầu tiên chết. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu gây nên cái chết hàng loạt vào năm nay được nhà khoa học tin rằng đến từ hiện tượng nóng lên toàn cầu.

    Dân số tuần lộc Bắc Cực đã giảm 56% trong hai thập kỷ qua, một báo cáo năm 2018 của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia tiết lộ. Nếu không có tuần lộc gặm cỏ, các loài thực vật xâm lấn và ngoại lai khác có thể lan rộng khắp vùng lãnh nguyên Bắc Cực, một tác động nghiêm trọng khác gây bởi khí hậu ấm lên.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày