Sủ dụng công nghệ chấm lượng tử, pin mặt trời có thể tạo ra điện năng ngay cả khi trời nhiều mây hay có mưa
Những tấm pin mặt trời này có thể hoạt động rất tốt ngay cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi như nhiều mây hay mưa gió.
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Queensland đã ứng dụng công nghệ chấm lượng tử trong việc sản xuất những tấm pin mặt trời, từ đó giúp tạo ra những tấm pin có thể hoạt động trong những diều kiện thời tiết bất lợi như mây mù hay mưa gió.
Theo lời nhóm nghiên cứu, họ đang trong quá trình hoàn thiện để có thể sớm thương mại hóa sản phẩm này - khi mà nó rẻ hơn, tối ưu hơn trong việc tạo ra điện năng, cũng như có tính ứng dụng cao hơn hẳn những tấm pin mặt trời truyền thống. Như giáo sư Lianzhou Wang, trưởng nhóm nghiên cứu, sản phẩm của họ "cân được cả điều kiện thời tiết ở vương quốc Anh."
"Về cơ bản, những tấm pin mặt trời của chúng tôi có thể tạo ra điện năng ngay cả khi đặt ở trong nhà, hay khi trời nhiều mây hoặc sương mù. Bên cạnh đó, chúng trong suốt và vô cùng mềm dèo, nên có thể được sử dụng trong những chiếc xe ô tô điện thế hệ mới hoặc dán lên cửa sổ của các căn nhà."
Theo giải thích của nhóm nghiên cứu, các chấm lượng tử trong pin mặt trời khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ truyền các electron cho nhau, từ đó tạo thành dòng điện. Nhờ vào công nghệ chấm lượng tử, họ đã tạo ra được những tấm pin mặt trời với hiệu năng cao hơn 25% so với kỷ lục của pin mặt trời sản xuất theo phương pháp truyền thống.
"Công nghệ này mang tới tiềm năng ứng dụng rất lớn cho những tấm pin mặt trời của tương lai, và sẽ có thể được áp dụng cho các thiết bị công nghệ đeo theo người."
Theo E&T
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng