Sử dụng vi khuẩn từ miệng, nách, rốn chân và cả "chỗ hiểm" trên cơ thể người, các nhà khoa học tạo ra những bản nhạc "bay" tung nóc nhà

    Dink,  

    Biết đâu, đây sẽ là xu hướng âm nhạc của thời đại mới.

    Ta chẳng lạ gì việc cơ thể người có thể biến thành nhạc cụ: ta có thể huýt sáo từ miệng, lấy tay vỗ theo nhịp, một số nền văn hóa còn sử dụng xương đùi người đã khuất để chế tạo sáo, ... Nhưng thế vẫn chưa đủ, cơ thể ta còn có thể phát ra âm thanh gì?

    Đó là trăn trở của những nhà sáng lập nên Biota Beats, họ là những nhà sinh học và những người yêu thích và quan tâm tới sinh học mong muốn tạo nên âm thanh (và thậm chí là âm nhạc!) từ vi khuẩn trong cơ thể người. David Kong, một là sinh học tổng hợp tại MIT và cũng là một nhạc sĩ đã giới thiệu công trình âm nhạc của Biota Beats tại Hội nghị Biohack the Planet cuối tuần vừa rồi.

    Nhóm vi khuẩn này được lấy từ những bộ phận trong cơ thể chúng ta, đó là những sinh vật bé nhỏ sống trong ruột người, trong lỗ rốn của ta hay giữa những kẽ ngón chân kia. Để có thể biến tập hợp vi khuẩn này thành âm nhạc, đầu tiên họ sử dụng gạc để lấy vi khuẩn từ nách, lỗ rốn, chân, miệng và cả ... “chỗ hiểm” nữa, sau đó đóng kín những tấm gạc ấy vào trong một đĩa thu âm lớn.

    Họ phân chia rõ ràng từng phần đĩa là vi khuẩn của phần cơ thể nào, sau đó đem chúng đi ủ. Về cơ bản, thì “đĩa nhạc” ở đây là những đĩa thí nghiệm petri dùng để chứa những con vi khuẩn lấy từ cơ thể chúng ta ta. Các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng thuật toán để “dịch” những hình ảnh vi khuẩn thành âm thanh, thông qua những dữ liệu có sẵn như độ dày đặc của vi khuẩn hay vị trí của những con vi khuẩn nằm trên đĩa thí nghiệm.

    Quả thực thứ âm nhạc này vô cùng khác lạ và hơi khó để cảm thụ, các bạn hãy nghe và tự cảm nhận nhé. Link truy cập đây, với mục Feet là nhạc của vi khuẩn lấy từ chân, Genitalia là nhạc của vi khuẩn lấy từ “chỗ ấy”, Belly Button là lỗ rốn, Armpit là nách, Mouth là miệng và Symphony là phần hòa âm của tất cả những điệu nhạc vi khuẩn trên.

    Tuy rằng, mục tiêu của những nhạc công này không phải là tạo ra những bản hit để đời lên được bảng xếp hạng Billboard, hay có một video âm nhạc đứng đầu YouTube, mà là để lôi kéo sự chú ý của công chúng tới mảng công nghệ sinh học. “Nếu như một người có thể lấy vi khuẩn từ bông ngoáy tai hay khăn giấy chùi và tạo nên một bản nhạc thì sao?”, ông Kong nói.

    Không biết chừng, đây lại là xu hướng âm nhạc của thời đại mới này.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày