Sự giả tạo đằng sau vẻ hào nhoáng: Những mánh khóe mà các ngôi sao mạng thực hiện để ngày càng trở nên nổi tiếng hơn

    J.D, Theo Trí Thức Trẻ 

    Bất kỳ ai cũng có thể trở thành một influencer tiếng tăm trên mạng xã hội. Vấn đề nằm ở cái giá phải trả là bao nhiêu!

    Sự nổi tiếng có ý nghĩa như thế nào? Phải chăng là khi có người nhận ra bạn dù chỉ là lúc đi mua sắm? Hay việc được cánh paparazzi săn đón ở khắp mọi nơi? Hoặc là bạn có đến hàng trăm, hàng ngàn người theo dõi trên các trang mạng xã hội - dù có khi chỉ phân nửa số đó là người thật?

    Đó là câu hỏi trọng tâm của "Fake Famous" - bộ phim tài liệu mới của HBO Max, mới công chiếu vào ngày 2/2/2021. Bộ phim khắc họa một thí nghiệm xã hội dài hơi do phóng viên Nick Bilton thực hiện, khi anh tìm cách biến 3 thanh niên ở độ tuổi 20 trở thành những người có tầm ảnh hưởng (influencer) trên Instagram.

    "Khi tìm kiếm trên Instagram, bạn sẽ thấy có khoảng 140 triệu tài khoản sở hữu hơn 100.000 người theo dõi," - Bilton chia sẻ. "Nghĩa là số lượng người tương đương dân số nước Nga đều trở nên nổi tiếng? Điều này là không thể!"

    Sự giả tạo đằng sau vẻ hào nhoáng: Những mánh khóe mà các ngôi sao mạng thực hiện để ngày càng trở nên nổi tiếng hơn - Ảnh 1.

    Nick Bilton

    Bilton trước kia từng làm cho tạp chí Vanity Fair và New York Times, nhưng cũng cảm thấy khó khăn trước một khảo sát mà mình trông thấy. Anh cho biết "trẻ em ở Mỹ có mong muốn trở thành influencer nhiều hơn bất kỳ ngành nghề nào". Đối với Bilton, dự án này (Fake Famous) có mục đích bóc trần sự dối trá đằng sau cuộc sống ảo của các ngôi sao mạng, qua đó hé lộ mặt tối của cả ngành công nghiệp này.

    Làm tất cả để câu follow

    Đầu năm 2019, Bilton tổ chức một cuộc casting tại Los Angeles, với nội dung đăng tuyển chỉ nhõn 1 câu: Bạn có muốn nổi tiếng không? Có khoảng 5000 người đã đăng ký.

    Mục tiêu của buổi casting là "chọn ra 3 người với 3 hoàn cảnh khác nhau, và theo dõi quá trình biến chuyển thành ngôi sao của họ," - Bilton cho biết. "Chúng tôi muốn cho thấy sự thực là ai cũng có thể làm được." Bởi xét cho cùng, đây chỉ là một trò chơi về số liệu thôi.

    3 ứng viên được lựa chọn bao gồm: nữ diễn viên Dominique Druckman (@dominiquedruckman, có 1137 follower); nhà thiết kế Chris Bailey (@chrisvsmyself, có 1157 follower); và trợ lý điều hành Wylie Heiner (@wylezzz, có 2528 follower).

    Sự giả tạo đằng sau vẻ hào nhoáng: Những mánh khóe mà các ngôi sao mạng thực hiện để ngày càng trở nên nổi tiếng hơn - Ảnh 2.

    Nữ diễn viên Dominique Druckman với tấm hình tựa như đang ở trong một spa đắt tiền

    Đầu tiên, họ được đưa tới một tiệm salon làm tóc để sở hữu những kiểu đầu hot nhất. Kế đến là một buổi hết sức xịn xò. Bilton cùng một nhiếp ảnh gia đã giúp Druckman và Heiner có những tấm hình cực kỳ sang xịn - nhưng giả tạo, không giống thường ngày, chẳng hạn như ngồi uống nước táo bằng ly rượu champagne trong bộ đồ tắm dù nhà chẳng có hồ bơi.

    Druckman nằm trong một chiếc bồn tắm trẻ em rải đầy hoa hồng, và khi lên Instagram trông nó giống như một buổi spa đắt tiền vậy. Bailey thì đăng ảnh tại phòng tập gym sang trọng ở Beverly Hills, dù thực chất nơi chụp chỉ là một nhà kho cuối đường.

    Và khi đăng, tất cả đều gắn tag địa điểm cực kỳ sang trọng.

    Bilton và ekip đầu tư khá nhiều thời gian lẫn tiền bạc để duy trì hình ảnh sang xịn cho cả 3. Anh đầu tư 650 đô cho Druckman cùng một người bạn để chụp ảnh trong một căn biệt thự cho thuê. Còn Bailey là mức chi phí 50 đô mỗi giờ chụp ảnh tại studio được sắp đặt sao cho giống như một chiếc chuyên cơ riêng.

    Nhưng việc chụp ảnh sống ảo cũng không hề dễ dàng. "Nó bao gồm rất nhiều công đoạn, nhiều đến phát điên lên được," - Bilton chia sẻ. "Chúng tôi chụp ảnh, chúng tôi mua mọi thứ cần thiết để phục vụ nó, rồi lấy ảnh, chỉnh sửa, đăng tải. Nhưng chỉ 4 - 5 ngày sau ảnh đã dùng hết, lại phải đi chụp tiếp."

    Công đoạn tiếp theo - cũng là quan trọng nhất - chính là mua vài con bot mạng. Bất kỳ ai cũng có thể lên mạng và mua lấy một lượng (lớn) follower trên Instagram. Mà thực tế, những con bot mạng chiếm một phần lớn trong số follower của các ngôi sao nổi tiếng, bao gồm Ellen DeGeneres, Katy Perry, nhà Kardashian... và dĩ nhiên là gồm cả những ngôi sao mạng nữa.

    Sự giả tạo đằng sau vẻ hào nhoáng: Những mánh khóe mà các ngôi sao mạng thực hiện để ngày càng trở nên nổi tiếng hơn - Ảnh 4.

    Chris Bailey

    "Thực sự là khá sốc khi biết sự phổ biến của nó (bot mạng), bao nhiêu tiền được đổ vào đó, và cách các công ty công nghệ nhàn rỗi như thế nào. Bởi đơn giản đó chỉ là những con số," - Bilton cho biết. Bản thân anh cũng từng chi khoảng 15.000 đô cho hơn 300 dịch vụ cung cấp bot nhằm phục vụ cho dự án này. "Tôi nghĩ chỉ cần bỏ ra khoảng 2000 đô cho mỗi người thôi. Chi vài ngàn đô và bạn sẽ trở nên nổi tiếng."

    Quả ngọt và mảng tối của ngành công nghiệp

    Với Druckman, dự án nhanh chóng mang lại hiệu quả. Các công ty bắt đầu tìm đến cô đề nghị hợp tác, mời cô tham gia các chuyến du lịch sang chảnh, chỉ cần cô chụp lại ảnh là được. Giờ đây tài khoản của cô đang có khoảng 340.000 người theo dõi, với tỉ lệ khá lớn là người thật.

    Nữ diễn viên 26 tuổi vốn cũng biết lượng người theo dõi trên mạng xã hội là yếu tố quan trọng để được các đạo diễn chú ý tới, nhưng không thực sự hiểu điều đó cho đến những tháng tham gia thí nghiệm của Bilton. Ở thời điểm lượng follower vượt quá 100.000, cô bắt đầu được mời đi thử vai nhiều hơn, nhận được nhiều quảng cáo hơn.

    Sự giả tạo đằng sau vẻ hào nhoáng: Những mánh khóe mà các ngôi sao mạng thực hiện để ngày càng trở nên nổi tiếng hơn - Ảnh 5.

    "Đây quả là một sự thật khó nuốt, mà tôi cũng chẳng bao giờ muốn nuốt," - cô chia sẻ. Việc có nhiều follower "giúp một người cảm thấy tự tin hơn trong công việc, dù thực tế chúng chẳng liên quan đến nhau." Dẫu vậy, Druckman cũng rất hài lòng vì đã tham gia, với lý do cô xem toàn bộ dự án là một vở diễn cho mình mà thôi.

    Nhưng với Heiner và Bailey, mọi chuyện không được suôn sẻ đến vậy. Dù lượng theo dõi của Heiner chủ yếu là tài khoản ảo, anh vẫn cảm thấy lo lắng. "Tôi cảm giác đang bị theo dõi bởi rất nhiều người, và nó khiến tôi cảm thấy không thoải mái," - Heiner chia sẻ. Có lần, một người bạn liên lạc với Heiner và chỉ trích anh sống giả tạo. "Tôi thực sự thấy xấu hổ, cảm giác rất ngu ngốc," - anh hồi tưởng.

    "Trở thành một ngôi sao mạng khó hơn tôi tưởng," - Heiner kết luận. Anh sau đó từ bỏ thử nghiệm, và giờ chỉ sử dụng Instagram cho mục đích giải trí mà thôi. Sau khi bộ phim tài liệu xuất hiện, Heiner cũng đang ký đi học trở thành một bác sĩ trị liệu, bởi anh tin rằng giữa các liệu pháp và mạng xã hội có mối liên hệ với nhau.

    Sự giả tạo đằng sau vẻ hào nhoáng: Những mánh khóe mà các ngôi sao mạng thực hiện để ngày càng trở nên nổi tiếng hơn - Ảnh 6.

    Wylie Heiner cảm thấy xấu hổ khi bị người bạn gọi tới bóc mẽ

    Bailey (29 tuổi) thì vẫn tìm cách kiếm thêm follow, dù bằng con đường khó khăn hơn. "Sự thành thực có ý nghĩa rất lớn với tôi. Tôi không thể sống giả tạo. Tôi không thể đăng một tấm hình và review sản phẩm mà tôi không thực sự thích nó," - anh cho biết.

    Chính bởi tính cách này, Bailey hiếm khi đăng những tấm ảnh mà Bilton mất công dàn dựng. Ngay cả khi đăng, anh cũng liên tục xóa bỏ những bình luận quá tâng bốc đến từ những bot mạng. "Chúng tôi phát hiện anh ta không đăng chúng lên vì không muốn trở nên giả tạo trên Instagram," - Bilton chia sẻ.

    Bailey hiện tại sở hữu khoảng 18.000 người theo dõi, đang tập trung sáng tác nhạc và quảng bá cho thương hiệu thời trang riêng. "Tôi tin rằng chỉ giữ nguyên bản sắc của mình mới có thể đi xa."

    Bản thân Bailey cũng đồng tình. Anh cho biết chẳng con số nào có thể thay thế bản ngã của một con người cả. "Nếu bảo tôi lựa chọn giữa 100.000 follower fake và 100 người thật, dĩ nhiên tôi sẽ luôn chọn hàng thật."

    Nguồn: NY Post


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày