Sự kiện đèo Dyatlov là tên gọi của một vụ án, trong đó những người đi bộ leo núi đã chết một cách bí ẩn vào năm 1959 ở bắc dãy núi Ural.
Cuối phần trước là một loạt câu hỏi chưa lời giải. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu dần về những chuyện "đã có thể xảy ra":
Tại sao họ rời khỏi lều?
Trên thực tế, đội điều tra đã suy đoán vấn đề này ngay từ đầu, họ cho rằng đội gặp phải trận tuyết lở nên phải nhanh chóng rạch lều để chạy trốn, thậm chí họ vội vàng tới mức không đủ thời gian mặc lại quần áo, giày dép, mũ nón. Nhưng điều đó có đúng không? Chúng ta có thể so sánh hai bức ảnh sau
Ảnh trên được chụp tại địa điểm cắm trại của đội leo núi lúc 15h chiều 1/2, còn ảnh dưới là hiện trường ban đầu do đội tìm kiếm cứu nạn chụp vào ngày 26/2.
Có thể thấy, độ cao của các cọc trekking trên mặt đất gần như tương đương nhau ở cả hai bức ảnh, điều này có nghĩa là hơn 20 ngày sau khi đoàn leo núi gặp nạn vẫn không hề có một trận tuyết rơi dày đặc nào diễn ra, trên lều chỉ có một lượng nhỏ tuyết, ngoài ra trong đêm diễn ra sự kiện hoàn toàn không hề có bất kỳ trận tuyết lở nào và lượng băng tuyết tại lều là minh chứng rõ nhất cho điều này.
Sơ đồ căn lều trong sự kiện đèo Dyatlov
Có thể thấy rằng ngoài những vết cắt dọc được đánh dấu bằng màu xanh, cũng có một số vết cắt ngang được đánh dấu bằng màu đỏ. Thực tế, hai loại vết rạch khác nhau này có thể xuất hiện trong các tình huống sau: một thành viên trong nhóm đang ngủ bị đánh thức bởi một thứ gì đó bên ngoài lều và rạch lều với độ cao ngang tầm mắt ở tư thế ngồi để quan sát những gì đang diễn ra ở bên ngoài, sau khi xác định được mức độ nguy cấp của hình huống, các thành viên của đội leo núi đã nhanh chóng đưa ra quyết định rạch lều theo chiều dọc để cho thể nhanh chóng rời khỏi lều.
Vậy, họ đã thấy gì?
Trước khi trả lời câu trả lời này, chúng ta có thể loại trừ việc họ đã nhìn thấy những kẻ săn mồi như gấu hay chó sói hoang dã bởi khi mọi người nhìn thấy những loài động vật ăn thịt đang đói khát ở bên ngoài lều, tâm lý của con người phản ứng đầu tiên chắc chắn là không sốt ruột để dẫn đến hành động cắt mở lều và lao ra ngoài, thay vào đó là nghĩ cách để phản kháng lại. Nhưng có một sinh vật nguy hiểm có thể không cho chúng ta thời gian để phản ứng và suy nghĩ, đó chính là con người.
Với cách phân tích như vậy thì đây là giả thuyết giết người - giả thuyết này cho rằng đoàn leo núi nghe thấy tiếng nói bên ngoài lều, sau đó mở cửa lều và phát hiện ra rằng mình đang bị bao vây, và sau đó phải nhanh chóng cắt lều bỏ chạy dưới sự truy đuổi gay gắt của đối phương. Sự vội vàng này được thể hiện qua cách mà những thành viên trong đoàn leo núi không kịp mặc đủ quần áo ấm trên người. Nhưng có một thực tế là hiện trường của vụ án không hề xuất hiện dấu vết của những người khác ngoài thành viên trong đoàn leo núi, điều này có thể giải thích rằng kẻ sát nhân sau khi hành động đã cố tình phá hủy hiện trường để ngụy trang cho bản thân.
Ngoài việc đẩy tất cả sự phi lý của vụ án cho kẻ sát nhân không rõ danh tính thì vẫn còn có một cách giải thích khác, đó là thứ họ nhìn thấy không phải là một sinh vật mà là một hiện tượng bí ẩn. Rất có thể đó chính là vật thể màu cam. Vì vậy, vật thể này phải rất nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ gây chết người, nếu không thành viên của đoàn leo núi đã không vội vàng chạy trốn như vậy. Vậy vật thể màu cam này là gì? Một vũ khí bí ẩn nào đó của quân đội Liên Xô hay sét hòn?
Một sơ đồ đơn giản cho thấy khoảng cách gần đúng từ hiện trường vụ án.
Cho dù đó là vũ khí bí mật của Liên Xô hay một vụ nổ sét hòn thì vẫn có một nghi ngờ không thể giải thích được: đoàn leo núi đã di chuyển với khoảng cách quá xa. Nhưng khi đội tìm kiếm cứu nạn tìm thấy căn lều, các thiết bị và thực phẩm bên trong đều được đặt cẩn thận, không có dấu vết hư hỏng, rõ ràng khu vực này không có vụ nổ vũ khí hay sét đánh đồng thời cũng không có khả năng xảy ra hỏa hoạn.
Với cự ly 2.000 mét, một người phải mất tới 30 phút để đi bộ với tốc độ của người bình thường khi đi trên phố. Nhưng đối với đoàn leo núi, họ không mang đủ giày cũng như quần áo ấm, đồng thời họ phải di chuyển trên tuyết dưới bóng tối và cái lạnh ấm 20-30 độ, chắc chắn thời gian di chuyển của họ sẽ lâu hơn rất nhiều. Và lý do tại sao họ phải đi một quãng đường xa dưới cái lạnh khắc nghiệt chỉ vì có một mối đe dọa chết chóc nào đó trong trại. Trong khi đó các khu vực lân cận hoàn toàn có thể trở thành những khu vực nguy hiểm.
Sơ đồ căn lều tại thời điểm xảy ra sự cố: A: những đôi giày của đoàn leo núi, B: rìu, nồi, cồn và các dụng cụ khác, C: hai đôi giày khác, D: đồ ăn.
Hãy thử tưởng tượng, điều gì đã xảy ra và khiến cho cả đoàn leo núi trở nên hoảng loạn mà không hề ảnh hưởng đến các thiết bị và các vật dụng ở trong lều? Rõ ràng câu trả lời được nhiều người nghĩ tới nhất đó là sóng âm hoặc một loại khí độc nào đó. Nếu đó là sóng âm, một học giả nghiên cứu người Anh từng chỉ ra rằng sóng hạ âm chính là thủ phạm gây ra vụ việc này. Sóng hạ âm là sóng âm tần số rất thấp, nguyên nhân hình thành rất phức tạp, có thể gây hoảng sợ, buồn nôn, tắc thở và các phản ứng có hại khác. Nhưng sóng hạ âm không phải là mối đe dọa chết người đối với con người, và những người khác nhau sẽ có khả năng chịu đựng sóng hạ âm khác nhau. Về cơ bản, không thể có chín người bị ảnh hưởng bởi sóng hạ âm cùng một lúc và có những phản ứng tương tự như nhau tại cùng thời điểm đó.
Có một khả năng khác: khí độc, và có lẽ đây mới là nguyên nhân dẫn tới vụ việc. Nhưng trước khi phân tích điều này thì chúng ta cũng giải đáp những câu hỏi tiếp theo tại kỳ sau của sự cố này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng