Nếu các công ty tỷ đô đều gắn với mình một sứ mệnh chứ không phải một sản phẩm thì các startup Việt dường như chỉ chú tâm vào sản phẩm.
1- Google với sứ mệnh số hóa toàn thế giới
Giá trị của Google nằm ở đâu, ở công cụ tìm kiếm Google hay ở đội ngũ nhân sự tài năng, hay các bằng sáng chế. Tại sao Google luôn thừa tiền và thường vung tay mua lại các doanh nghiệp với giá trên trời?
Ý tưởng số hóa toàn cầu đã được Google đặt ra không lâu khi các ông chủ muốn tham vọng tạo mọi sản phẩm có thể giúp người dùng tìm thấy nó ở dạng này hay dạng khác, kết nối mọi ứng dụng và sản phẩm công nghệ thông qua hệ thống dữ liệu đã được số hóa, sắp xếp và tìm kiếm được. Từ đó mọi doanh nghiệp khác khi tìm kiếm thông tin về sản phẩm, con người hay địa lý đều phải thông qua các công cụ của Google.
Hệ sinh thái của Google có giá trị hàng nghìn tỷ USD và hàng trăm năm sau, trừ khi nó bị phá hoại từ chính bên trong ban lãnh đạo. Đây là cỗ máy in tiền thực sự.
2-Facebook với sứ mệnh thay đổi cách con người giao tiếp trên mạng xã hội
Tại sao trời đã sinh ra MySpace lại còn sinh ra Facebook?! Facebook có nhiều tham vọng, trong đó có một tham vọng không giấu giếm đó là kết nối người dùng toàn thế giới, tiếp đó là truyền tải thông điệp tới mọi ngõ ngách trên thế giới , khiến cho thế giới đơn độc trở nên gắn kết hơn nhờ chính các mối quan hệ của người dùng với nhau.
Facebook không tạo ra cái gì mới, họ dựa trên nhu cầu từ ngàn năm nay về giao tiếp và giữ mối quan hệ thường xuyên với người thân. Điểm khác biệt là Facebook đã xóa nhòa khoảng cách địa lý và thay đổi phương tiện giao tiếp từ trực tiếp thành gián tiếp, giúp người dùng tiết kiệm thời gian hơn.
Chính phương thức này đã làm nảy sinh rất nhiều nhu cầu khác trên đó như mở ra cơi hội quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp nhắm tới một cộng đồng gắn kết hơn, nhu cầu việc làm cho các marketer, cơ hội bán hàng cho các shopper, co hội kiếm tiền cho các vlogger.
Một khi mạng xã hội trở thành cái loa phóng thanh thì nó cũng sẽ thay thế cả báo chí truyền thống, thay thế các kênh quảng cáo truyền thống, thay đổi cách người ta tiếp cận thông tin thì cũng sẽ thay đổi các người ta học hỏi và nhìn nhận thế giới.
Khi mọi thông tin đến tận cửa nhà bạn và mời bạn đọc thay vì bạn phải tìm thông tin đó, cách bạn học tập, giải trí, kiếm tiền cũng thay đổi. Bạn chuyển từ chủ động tìm kiếm sang thụ động và vì vậy các công cụ tìm kiếm cũng mất dần vai trò khi người dùng "tự thấy" những thứ họ cần tìm trong mạng lưới liên kết của họ. Đây là mối đe dọa lớn với Google.
3-Apple với sứ mệnh tạo ra giá trị khác biệt bằng các sáng tạo sản phẩm tinh tế đẳng cấp
Apple luôn gắn với các từ khóa "công nghệ cao", "sáng tạo", "đẳng cấp". Một khi mất đi những điều này Apple không còn là Apple nữa.
Một công ty không thể vừa nhắm tới sản phẩm cao cấp mà lại vừa nhắm tới sản phẩm giá trị thấp(thường đi với giá rẻ). Không phải bởi họ không thể sản xuất ra sản phẩm giá rẻ mà bởi họ không có cùng tư duy với nhà sản xuất hàng giá trị thấp.
Nếu một sản phẩm công nghệ cao, chi phí tốn kém lại được bán với giá rẻ, họ sẽ đối mặt với việc từ bỏ đi giá trị của mình và nguy cơ đánh mất thị trường cũng như từ bỏ món lợi khổng lồ từ phần khúc cao cấp.
Các khách hàng cao cấp sẽ không tiếc tiền để mua một sản phẩm 1000 USD nhưng sẽ cảm thấy phí tiền khi người khác có thể mua sản phẩm cùng hãng với giá chỉ bằng một nửa, đẳng cấp của họ bị giảm sút và họ từ chối mua luôn sản phẩm cao cấp kia. Thương hiệu lúc này bị tổn thương, và giá trị đem lại từ dòng giá rẻ không thể bù lại sự mất mát từ khách hàng trên.
Linkedin đi theo niềm tin bản đồ hóa được nhân sự và từ đó tác động tích cực tới nền kinh tế
Mạng xã hội dành cho nhân sự, tại sao lại không?
Nếu chúng ta có các website chuyên về tuyển dụng, ở đó có các tin đăng bởi doanh nghiệp và người tìm việc. Một trong 2 bên sẽ phải chờ đợi nhau mới có thể "khớp lệnh" thì mạng xã hội là thông tin đa chiều.
Mỗi cá nhân có thể tự do chia sẻ điều mình muốn, mỗi thành viên có thể chia sẻ thông tin của mình và tự kết nối , xây dựng các mối quan hệ bền chặt qua đó để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn.
Nhưng mấu chốt thì không nằm ở chỗ đó. Sở dĩ Linkedin thành công vì ngay từ đầu người sáng lập ra nó đã hạn chế thành viên bằng các quy định trong kết nối và họ phải trở nên tích cực trong cộng đồng mới có thể được cộng đồng chú ý tới.
Giá trị của ứng viên cũng tạo ra cho họ vô số cơ hội việc làm nếu họ biết tận dụng. Và thế là các nhà tuyển dụng sử dụng Linkedin như một kênh miễn phí để tìm kiếm các ứng viên chuyên nghiệp, nói ít làm nhiều và có nhiều bạn bè cũng "chất lượng" không kém. Lúc này Linkedin là một kho dữ liệu về nhân sự cao cấp mà không cộng đồng nào có được.
Anphabe ở Việt Nam cũng đi theo hướng này nhưng có người cho rằng người ta "chém gió" nhiều hơn là thực lực. Những người thường xuyên xuất hiện tại các cuộc thảo luận lại là người ít có kinh nghiệm, vì thế họ mới rảnh rỗi mà chém gió.
5-Microsoft với sứ mệnh đem máy tính tới mọi nhà bằng việc đơn giản hóa các cộng việc phức tạp
Phần mềm Microsoft có vẻ cồng kềnh, tốn nhiều bộ nhớ nhưng ai cũng dùng được và ai cũng phải dùng nó cho nhu cầu của mình.
Microsoft chỉ không thành công lắm với các sản phẩm online như công cụ tìm kiếm Bing, ứng dụng Mail miễn phí, các dịch vụ trực tuyến. Có lẽ Microsoft sinh ra là để làm ứng dụng cá nhân hay máy chơi game.
6- Alibaba với sứ mệnh tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, đưa Trung Quốc vươn ra thế giới với tầm nhìn 100 năm
Ông chủ Alibaba đã có một tuyển bố hùng hồn rằng công ty phải tồn tại ít nhất 100 năm, bằng việc tạo ra một hệ sinh thái các sản phẩm mà bắt buộc người dùng phải ở trong đó không thoát ra được.
Nếu là doanh nghiệp thì phải dùng Alibaba, là nhà bán lẻ thì dùng Taobao, là người tiêu dùng thì phải biết Tmall, thanh toán thì có AliPay, giao vận thì Alimama. Các sản phẩm này cứ bao phủ người dùng mọi hướng để kiểu gì cũng nằm trong vòng kim cô của JackMa.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã đặt cho mình một sứ mệnh?
Các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam thường chú trọng vào sản phẩm do đó sẽ sa đà vào tính năng sản phẩm. Họ sẽ lý giải rằng sản phẩm này có tính năng mà Facebook không có, có tính năng khác mà Amazon chưa làm được.
Do đó, các doanh nghiệp mới chỉ tìm ra lý do để kiếm tiền trong một thị trường thu nhỏ và điều kiện không thay đổi.
Điều này dẫn đến phần lớn các doanh nghiệp mới thường nhỏ, phân tán, thiếu nhất quán và không chắc chắn khi thị trường mở rộng. Không phải do họ không có khả năng phát triển tính năng mới mà do lối tư duy bị gò bó vào sản phẩm thay vì giải quyết nhu cầu.
Có thể nói đây chính ra lý do khiến Việt Nam ít có doanh nghiệp tỉ đô như Google, không có tầm nhìn 100 năm như Jack Ma hay thua lỗ 7 năm liên tục mà vẫn vực dậy được như Amazon, thành công khi hút vốn hàng trăm tỉ USD như Facebook hay trở thành thương hiệu toàn cầu như Microsoft...
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng