Sự ra đời của Galaxy Fold là lời nhắn nhủ tới cho Apple: "Thay đổi hay là chết?"
Samsung đã gửi đi một thông điệp rất rõ ràng đến thế giới trong tuần này với sự ra mắt của Galaxy Fold sở hữu hay đổi mạnh mẽ về thiết kế, đó là “thay đổi hay là chết”.
Khi doanh số smartphone bị đình trệ và đi xuống do chu kỳ nâng cấp chậm hơn, các nhà sản xuất đang không ngừng nỗ lực nhiều hơn để rạo ra những thứ mới mẻ và truyền cảm hứng cho người tiêu dùng về các thiết bị của tương lai.
Tại sự kiện Samsung Unpacked mới đây, Samsung đã ra mắt Galaxy Fold, chiếc smartphone màn hình gập thuộc hàng đầu tiên trên thế giới. Samsung gọi việc ra mắt Galaxy Fold là sứ mệnh của hãng và không ngần ngại gửi gắm thông điệp "We changed the shape of tomorrow", tạm dịch là "Chúng tôi đã định hình lại tương lai".
Với việc ra mắt Galaxy Fold, Samsung muốn thuyết phục người tiêu dùng rằng, họ đã và đang sống gần hơn với tương lai của ngành công nghiệp.
Áp lực bây giờ chuyển sang cho Apple khi Samsung đã làm được điều mà giới công nghệ mong đợi
Nhà phân tích Ben Stratton đến từ hãng Canalys chia sẻ với trang CNN Business: "Samsung đã khiến Apple trở nên kém cỏi hơn. Galaxy Fold là một công cụ tiếp thị tuyệt vời. Nó giúp khắc họa một Samsung luôn cải tiến và sáng tạo. Nó cũng khiến cho các đối thủ của hãng dường như chậm chạp hơn".
Với mức giá 1980 USD, Galaxy Fold có thể không phải là sản phẩm mang lại doanh số cao cho Samsung. Tuy nhiên các nhà phân tích tin rằng, đó là một lời nhắc nhở cho Apple vì đã rất nhiều năm rồi, Apple chưa thể làm được điều như cách Samsung đã gây bất ngờ với giới công nghệ bằng chiếc Galaxy Fold.
Nhà phân tích Rod Hall thuộc Goldman chia sẻ: "Giống các thiết bị phổ biến như Motorola RAZR của kỷ nguyên điện thoại phổ thông, chúng tôi thấy màn hình có thể gập lại là một yếu tố hình thức hấp dẫn. Chúng tôi thấy điều này là một thách thức đối với Apple. Bởi hãng không có nhiều lựa chọn khi tiếp cận công nghệ OLED dẻo và chúng tôi tin rằng, Samsung đã đi trước hai năm so với các thủ sản xuất màn hình khác".
Ngoài Fold, Samsung còn giới thiệu Galaxy FS10 5G. Đây cũng là phiên bản smartphone hỗ trợ 5G đầu tiên của Samsung. Thêm vào đó, hai model Galaxy S10/S10 cũng trang bị công nghệ cảm biến vân tay siêu âm dưới màn hình và hỗ trợ tính năng sạc không dây ngược cho các thiết bị khác.
Trái lại, đối thủ Apple vẫn đang loay hoay trong việc tìm kiếm giải pháp sáng tạo mới cho mình sau khi bắt đầu chuyển hướng sang thiết kế tràn viền. Apple chắc chắn chưa có một chiếc iPhone màn hình gập và cũng chẳng hề có một chiếc iPhone hỗ trợ mạng 5G.
Thậm chí Intel mới đây đã xác nhận, Apple chỉ có thể ra mắt iPhone 5G vào năm 2020 do phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung chip modem 5G của Intel. Chỉ với từng ấy thua thiệt, Apple sẽ phải nỗ lực hơn gấp nhiều lần để minh chứng iPhone mới thực sự đáng mua.
Những đổi mới của Apple trên iPhone trong vài năm trở lại đây có lẽ chỉ xoay quanh giá bán chứ không phải là thiết kế hay tính năng của sản phẩm.
Apple đã phải chạy theo xu hướng khi nâng cấp màn hình lên tới 6.5 inch, một phần nguyên nhân do áp lực từ các đối thủ, đặc biệt khi Samsung ngày càng nâng kích thước màn hình lớn hơn. Ngoài ra hãng cũng liên tục bổ sung thêm emoji mới, hỗ trợ AR và cải tiến tính năng nhận diện gương mặt.
Mặc dù đã loại bỏ nút Home kể từ năm 2017 nhưng hầu như giao diện của iPhone vẫn không có sự thay đổi trong suốt nhiều năm qua.
Apple đang thiếu sự sáng tạo và hậu quả nhãn tiền ngày một rõ nét
Trong quý cuối cùng của năm 2018 (Q1/2019 theo cách tính của Apple), doanh thu iPhone đã giảm 15% dù rằng đây là kỳ nghỉ lễ cuối năm, thời điểm doanh số luôn tăng mạnh do người dùng tích cực mua sắm. Trong lá thư gửi tới giới đầu tư, CEO Tim Cook đổ lỗi cho tỷ giá hối đoái, chương trình thay thế pin và do giảm trợ cấp giá bán khiến doanh số iPhone sụt giảm.
Stanton khẳng định: "Đổi mới trong năm nay có thể không phải là màn hình gập mà có thể là camera, âm thanh hoặc pin. Apple có một đội ngũ kỹ sư và nguồn lực đủ tốt. Do đó sẽ không có lý do gì mà iPhone trong năm nay vẫn cứ lặp lại của năm trước".
Sự suy giảm của mảng phần cứng, đặc biệt là iPhone cũng buộc Apple phải có những tính toán xa hơn. Không chỉ mãi tập trung vào iPhone, Apple cần biết cách phân bổ nguồn lực cho những thứ hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận cao nếu iPhone không may bán ế hoặc hết thời.
Nhà phân tích Stanton nhấn mạnh: "Apple cần phải lấy nền tảng người dùng iPhone đông đảo để bán dịch vụ. Nhưng họ sẽ không thể làm được điều này nếu như cứ mãi giữ giá bán cao ngất ngưởng và không biết cách giảm giá để thu hút khách hàng. Chính xác Apple đang tiến đến một điểm uốn trên bản đồ phát triển".
Trong khi đó, Ramon Llamas, giám đốc nghiên cứu công ty thị trường IDC cho rằng Apple vẫn đang có những lợi thế nhất định. Llmas chia sẻ: "Apple có xu hướng đứng trên vai những người khổng lồ đi trước họ khi công bố một tính năng. Ví dụ như phablet và 4G LTE. Cuối cùng thì mọi thứ sẽ đến nhưng theo cách riêng của Apple".
Không thể phủ nhận Samsung đã đóng góp công lớn trong việc phá băng và đánh thức sự trì trệ của thị trường smartphone trong nhiều năm qua. Khi thị trường ngày một bão hòa với những cải tiến nhỏ giọt, chạy đua nâng cấp cấu hình thì một thiết bị có hình thức mới lạ như Galaxy Fold sẽ là thứ giúp lấy lại niềm cảm hứng và cảm giác muốn nâng cấp của người dùng.
Nhưng khi Samsung đã đi trước một chặng đường dài, Apple sẽ phải bằng cách nào đó khỏa lấp được khoảng cách này càng sớm càng tốt.
Tham khảo CNN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng