Sử dụng điều hòa ở chế độ "Dry" sẽ giúp tiết kiệm điện năng hơn rất nhiều so với bình thường. Nhưng nhiều người đang sử dụng nó sai cách.
Gần đây, nhiều người đang liên tục chia sẻ mẹo dùng điều hoà siêu tiết kiệm, bằng cách sử dụng chế độ "Dry" - với biểu tượng là giọt nước, thay vì "Cool" - làm mát (biểu tượng bông tuyết) như chúng ta thường hay để.
Trên thực tế, việc chuyển đổi giữa hai chế độ như vậy thực sự có tiết kiệm điện, thậm chí là rất đáng kể, trong khi hiệu quả mát lạnh dường như tương đương.
Tuy nhiên, có vẻ như nhiều người đang hiểu sai về cách dùng chế độ này. Bằng chứng là bên cạnh những người áp dụng và thấy đúng, đã có rất nhiều trường hợp thông báo lại rằng sau một đêm "Dry", làn da của họ như bị thiếu nước, cảm thấy khó chịu, xây xẩm mặt mày.
Vậy tóm lại, có nên dùng chế độ Dry hay không? Và nếu có, ta nên dùng như thế nào là hợp lý? Hãy thử tìm hiểu xem.
Cool và Dry khác nhau như thế nào? Tại sao Dry lại tiết kiệm điện năng hơn?
Trong một chiếc điều hòa sẽ có hai chế độ làm lạnh: Cool - làm mát và Dry - làm khô.
Với chế độ Cool, điều hòa hoạt động bằng cách đẩy nhiệt lượng từ trong phòng ra bên ngoài, và quá trình này yêu cầu công suất điện rất cao.
Chế độ Dry thì khác, về cơ bản, hiệu quả của Dry gần như tương đương với Cool, chỉ khác ở cơ chế vận hành. Với Dry, điều hòa hạ nhiệt độ phòng bằng cách khử nước có trong không khí.
Bạn biết đấy, không khí có độ ẩm cao thường gây cảm giác oi bức. Có thể thấy điều này rõ ràng nhất là khi trời sắp mưa: Độ ẩm không khí tăng cao, khiến mồ hôi thoát ra không thể bay hơi, gây cảm giác khó chịu dù thực chất nhiệt độ không hề cao.
Khi sử dụng chế độ Dry, điều hòa sẽ giữ lại hơi ẩm trong không khí, trả lại căn phòng không khí khô ráo, khiến chúng ta có cảm giác thoải mái hơn dù đặt nhiệt độ cao hơn khi đang sử dụng chế độ Cool. Ngoài ra, công suất tiêu thụ điện năng cũng thấp hơn so với Cool nhiều lần.
Có một điểm đáng lưu ý là khi sử dụng Dry, lượng hơi nước không mất đi mà vẫn nằm trong bộ phận khử nước. Lượng nước này sẽ được trả lại không khí, và chu trình làm mát lại quay vòng, do đó độ ẩm liên tục được duy trì ở mức 60%.
Có phải lúc nào cũng nên dùng Dry?
Nghe tuyệt vời quá phải không? Vừa tiết kiệm điện, hiệu quả làm mát tốt, độ ẩm trong phòng lại được duy trì, còn gì bằng?
Thế nhưng, không phải lúc nào cũng dùng được chế độ này. Bản chất của Dry không phải là làm mát, mà chỉ là quá trình tách nước. Vì vậy, việc sử dụng Dry trong những ngày trời không quá nóng và độ ẩm không khí cao là một lựa chọn không gì tuyệt vời hơn.
Tuy nhiên, có những ngày trời khô nóng, sử dụng Dry không còn ý nghĩa nữa. Thêm vào đó, do độ ẩm không khí vốn đã thấp, việc lấy đi nước sẽ khiến không khí đã khô còn khô hơn. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều người cảm thấy da khô đi, người mất nước sau khi dùng chế độ này.
Vậy tóm lại, trước khi sử dụng điều hòa, hãy kiểm tra độ ẩm trong phòng trước. Những ngày thời tiết nóng ẩm, oi bức có thể dùng Dry. Còn trong điều kiện thời tiết khô nóng, lựa chọn tốt nhất cho bạn là chế độ Cool.
Theo Trí thức trẻ/Kênh 14
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng