Hashima là một hòn đảo bị bỏ hoang của Nhật Bản, nó ẩn chứa những bí mật vô cùng đen tối và lịch sử phức tạp.
- Ông bố trẻ Bắc Ninh tự tay chế tạo siêu xe đưa con đi học khiến ai cũng ngỡ ngàng
- Công ty Alena Energy trao tặng 07 bộ nguồn điện di động ALENA P500 cho BQL Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng
- Bạn biết bao nhiêu về 4 giả thuyết khoa học về người ngoài hành tinh, và khi nào con người mới tìm được tri kỷ?
Cách thành phố Nagasaki khoảng 15 km là một hòn đảo bị bỏ hoang, vắng bóng người ở nhưng lại chìm trong những điều bí ẩn. Đảo Hashima, từng là thánh địa khai thác than trên biển, hòn đảo này là một đại diện rõ nét cho quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Nhật Bản.
Trên thực tế, hòn đảo này còn được gọi là Gunkanjima (có nghĩa là Đảo Chiến hạm), sở dĩ nó có cái tên như vậy là do hình dáng của hòn đảo này rất giống với một con tàu thiết giáp hạm của Nhật Bản. Về mặt lịch sử, đảo Hashima chính thức hoạt động như một cơ sở khai thác than từ năm 1887 cho đến năm 1974.
Tuy nhiên, khi trữ lượng than bắt đầu cạn kiệt và dầu mỏ bắt đầu thay thế than, hòn đảo này đã buộc phải đóng cửa và những người sinh sống tại đây cũng rời đi.
Sau đó, đảo Hashima đã bị bỏ qua trong gần ba thập kỷ. Nhưng khi những bức tường bê tông bị bỏ hoang dần sụp đổ theo thời gian và hệ thực vật phát triển mạnh mẽ, hòn đảo đổ nát này đã thu hút sự chú ý của những người quan tâm đến sự nguyên vẹn của các di tích lịch sử.
Tuy nhiên, quá khứ của đảo Hashima không đơn giản như vậy.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã đưa những dân thường Hàn Quốc nhập ngũ và tù nhân chiến tranh Trung Quốc tới đây để làm lao động cưỡng bức. Theo những gì chúng ta biết được hiện nay, trong khoảng thời gian đó, hòn đảo này được coi là địa ngục trần gian, ước tính khoảng 1.300 công nhân đã chết trên đảo từ những năm 1930 đến khi chiến tranh kết thúc do điều kiện làm việc không an toàn, suy dinh dưỡng và kiệt sức.
Than lần đầu tiên được phát hiện trên hòn đảo rộng 16 mẫu Anh này vào đầu những năm 1800. Trong những nỗ lực nhằm bắt kịp các cường quốc thuộc địa phương Tây, Nhật Bản bắt đầu giai đoạn phát triển công nghiệp nhanh chóng từ giữa những năm 1800 và đảo Hashima được sử dụng để cố gắng hiện thực hóa nỗ lực này.
Sau khi Mitsubishi mua hòn đảo này vào năm 1890, công ty đã xây dựng, phát triển các tường chắn sóng và bắt đầu khai thác than với tư cách là hoạt động khai thác than dưới biển lớn đầu tiên của Nhật Bản.
Năm 1916, một khu chung cư bảy tầng (tòa nhà bê tông cốt thép lớn đầu tiên của Nhật Bản) được xây dựng cho những người thợ mỏ trên đảo. Theo đó, những công trình khác như trường học và bệnh viện cũng dần được xây dựng để việc khai thác than có thể ổn định hơn.
Theo thời gian, hòn đảo này đã phát triển mạnh và trở thành một trong những cơ sở khai thác than quan trọng của Nhật Bản trong quá khứ, vào năm 1959, dân số trên hòn đảo này đã đạt đến 5.259 người.
Vào những năm 1960, các mỏ than trên khắp đất nước Nhật Bản bắt đầu đóng cửa vì dầu mỏ lúc này đã thành nguồn thay thế số một. Vào tháng 1 năm 1974, Mitsubishi đã đóng cửa các mỏ tại đảo Hashima.
Tất nhiên, khi các hoạt động ngừng hoạt động, mọi người cũng sẽ phải rời đi. Chỉ trong ba tháng, hòn đảo này đã bị xóa sổ mọi hoạt động. Theo đó các công trình kiến trúc sau khi hòn đảo bị bỏ hoang cũng dần sụp đổ và trở thành những đống đổ nát theo thời gian.
Ngay cả sau khi dân số giảm xuống 0, Mitsubishi vẫn duy trì quyền sở hữu hòn đảo cho đến năm 2002, họ đã tự nguyện chuyển hòn đảo này trực thuộc thị trấn Takashima. Hiện tại, thành phố Nagasaki, nơi đã sáp nhập thị trấn Takashima vào năm 2005, có toàn bộ thẩm quyền trên đảo.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng