Sự thật về nhiếp ảnh gia "quên mình chụp ảnh" gây xúc động
Những bức hình về nhiếp ảnh gia Kawika Singson đang chụp ảnh khi giày và tripod của mình bốc cháy gây xúc động khi mới xuất hiện, tuy nhiên thì đâu là sự thật?
Nhiều người gọi vui nhiếp ảnh là "nghề lăn lộn" bởi để có được những khung hình đẹp, các nhiếp ảnh gia phải lăn lộn vào những nơi khó khăn, thậm chí là nguy hiểm để bắt kịp những khoảnh khắc nóng bỏng. Bởi thế, khi những bức hình về nhiếp ảnh gia Kawika Singson đang bất chấp ngọn lửa đang đốt cháy cả đôi giày lẫn chiếc tripod của mình để chụp lại bức hình dung nham núi lửa ở Hawaii, đã khiến nhiều người rất xúc động. Tuy nhiên, sự thật đằng sau những bức ảnh này là gì?
Những bức hình dưới đây (được một người bạn đường của Kawika Singson chụp lại ngày 4/7/2013) cho thấy cả đôi giày lẫn chiếc tripod (giá đỡ máy ảnh) đang bốc cháy khi Singson đang chụp lại bức hình về 1 ngọn núi lửa ở Hawaii.
Nhìn những bức hình trên, nhiều người đều cho rằng giày và tripod của Singson bị cháy do sức nóng của dung nham gây ra. Tuy nhiên, Singson sau đó thừa nhận trên tờ Hawaii NewsNow rằng sự thật không như mọi người nghĩ. Ngọn lửa đó không phải do dung nham; mà ông đã dùng 1 chất xúc tác để kích hoạt ngọn lửa, sau đó nhờ bạn mình chụp lại nhằm tạo 1 tấm hình "độc" làm ảnh bìa (cover) cho Facebook của mình. Chất xúc tác đó giúp cho đôi giày và tripod bắt lửa, nhưng nó giống như việc "bạn đặt đôi giày của mình lên một cái chảo nóng, nghĩa là nó không bắt lửa ngay lập tức (như lửa thật)". "Tuy nhiên, đó là một bức ảnh thật và không qua chỉnh sửa Photoshop như có người hoài nghi" - Singson nói.
Nhiều người cũng tưởng lầm rằng Singson là một tay chụp chuyên nghiệp có niềm đam mê mạnh với nhiếp ảnh, tuy nhiên, anh cũng thừa nhận rằng mình chỉ là một "tay mơ" trong nghề và chỉ có một ít hiểu biết cơ bản về nhiếp ảnh mà thôi.
Một số hình ảnh được chụp lại:
Tham khảo: Petapixel.com
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao 'chưng cất' đang trở thành từ đáng sợ nhất với các công ty AI tiên phong?
Dù chưng cất là một kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi, nhưng việc DeepSeek tận dụng phương pháp này để phát triển mô hình AI của họ đã gây tranh cãi
Vì sao rắn độc không bao giờ bị trúng nọc độc của chính nó?