Từ năm 1994, chúng ta đã chụp được rất nhiều hình ảnh của sao Diêm Vương. Nhưng chưa bao giờ chúng ta chụp được một bức ảnh rõ nét như hôm nay.
Khi nhà thiên văn học Clyde Tombaugh lần đầu tiên phát hiện ra sao Diêm Vương vào năm 1930, nó chỉ là một đốm sáng nhỏ giống như hàng ngàn ngôi sao khác mà chúng ta quan sát thấy từ Trái đất. Nhiều năm sau, cái nhìn của chúng ta về sao Diêm Vương đã khác.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là với sự xuất hiện của kính thiên văn vũ trụ Hubble, các bức ảnh chụp sao Diêm Vương ngày càng rõ nét hơn. Tuy nhiên trước khi tàu vũ trụ New Horizons tiếp cận sao Diêm Vương, những hình ảnh mà chúng ta thu được vẫn còn khá mờ nhạt và chưa rõ nét.
Bức ảnh được chụp bởi kính thiên văn Hubble vào năm 1994, vật thể bên phải là Mặt trăng Charon của sao Diêm Vương.
Hình ảnh đầu tiên chụp bề mặt sao Diêm Vương bởi kính thiên văn Hubble vào năm 1996. Bức ảnh này chỉ có độ phân giải 100px.
Năm 2006, kính thiên văn Hubble phát hiện thêm hai Mặt trăng khác của sao Diêm Vương, đó là Nix và Hydra nằm bên phải trong bức ảnh. Đến nay chúng ta đã phát hiện ra sao Diêm Vương có tổng cộng 5 Mặt trăng.
Năm 2010, NASA đã phân tích hình ảnh thu được bởi kính Hubble để dự đoán màu sắc của sao Thiên Vương. Nó cho thấy các màu trắng, vàng và đen, tương ứng với tính chất bề mặt khác nhau.
Tháng 4 năm 2015, tàu vũ trụ New Horizons đã chụp được hình ảnh của sao Diêm Vương và Mặt trăng Charon từ khoảng cách 115 triệu km. Đây là bức ảnh màu đầu tiên được chụp bởi tàu vũ trụ tiếp cận ngôi sao này.
Từ những hình ảnh thu được của tàu vũ trụ New Horizons vào tháng 4, các nhà khoa học đã lập ra quỹ đạo của Mặt trăng Charon quay quanh sao Diêm Vương.
Bức ảnh được chụp vào ngày 7 tháng 7 năm 2015 bởi tàu New Horizons, cho thấy màu sắc chân thực của sao Diêm Vương từ khoảng cách 2.000km.
Ngày 8 tháng 7 năm 2015, tàu vũ trụ chụp được hình ảnh Mặt trăng Charon. Cho thấy màu sắc khác biệt giữa hai thiên thể này. Sao Diêm Vương có màu vàng đồng, trong khi đó Charon có màu xám nhạt.
Ngày 9 tháng 7, bức ảnh đen trắng cho thấy một vùng màu đen giống như chiếc đuôi của một con cá voi trên bề mặt sao Diêm Vương, nằm gần đường xích đạo.
Ngày 11 tháng 7, một bức ảnh rõ nét hơn cho thấy bề mặt của sao Diêm Vương. Các nhà khoa học dự đoán các hố tròn trên bề mặt là miệng núi lửa.
Bức ảnh đen trắng được chụp cùng ngày cho chúng ta thấy rõ hơn bề mặt của sao Diêm Vương.
Ngày 12 tháng 7, chúng ta có thể thấy một vùng màu trắng có hình trái tim trên bề mặt của sao Diêm Vương phía trên trái.
Ngày 14 tháng 7, đây là bức ảnh rõ nét và chân thực nhất được gửi về từ tàu vũ trụ New Horizons, trước khi nó bắt đầu bay vào vùng khuất giữa sao Diêm Vương và Mặt trăng Charon.
Màu sắc của sao Diêm Vương và Mặt trăng Charon qua một bộ lọc để chúng ta có thể dễ dàng thấy sự khác biệt về tính chất của các vùng trên bề mặt.
Vào khoảng tối nay, tàu New Horizons sẽ gửi những dữ liệu cuối cùng, trước khi bay vào vùng khuất giữa sao Diêm Vương và Mặt trăng Charon. Khi bay vào khu vực này nó sẽ không thể gửi dữ liệu về Trái đất, mà sẽ phải đợi tới 16 tháng để hoàn thành quỹ đạo quanh ngôi sao này, trở lại vị trí có thể truyền tín hiệu.
Sứ mệnh của New Horizons đánh dấu một cột mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử khá phá vũ trụ của con người. Khi lần đầu tiên một tàu vũ trụ không người lái có thể tiếp cận ngôi sao xa nhất trong hệ Mặt Trời của chúng ta. Với những dữ liệu thu thập được từ sao Diêm Vương, các nhà khoa học NASA hi vọng rằng có thể hiểu rõ hơn về sự hình thành của hệ Mặt Trời.
Tham khảo: nationalgeographic
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao 'chưng cất' đang trở thành từ đáng sợ nhất với các công ty AI tiên phong?
Dù chưng cất là một kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi, nhưng việc DeepSeek tận dụng phương pháp này để phát triển mô hình AI của họ đã gây tranh cãi
Vì sao rắn độc không bao giờ bị trúng nọc độc của chính nó?