Sự tuyệt chủng của voi ma mút và hổ răng kiếm trong quá khứ dường như không gây ra sự sụp đổ của hệ sinh thái Bắc Mỹ nhưng hậu quả sau đó là gì thì không phải ai cũng biết.
- Tâm thư của tỷ phú Bill Gates về COVID-19: Có hai việc bắt buộc phải làm vì hiện tại và tương lai
- Đây là chiếc "ô tô bay" nhỏ nhất thế giới: Thiết kế giống drone, chạy bằng điện nhưng cứ 15 phút phải sạc 1 lần
- Video: Trung Quốc dùng xe tải và máy phun sương khử trùng cho cả con người, liệu nó có hiệu quả?
Lục địa Bắc Mỹ là một vùng đất rộng lớn và hoang dã, nơi đây cũng là khu vực sinh sống của những loài thú lớn như gấu nâu, sói xám, bò rừng hay nai sừng tấm... Trên thực tế, hàng chục ngàn năm về trước nơi đây còn tồn tại rất nhiều loài động vật có kích thước khổng lồ hơn thế rất nhiều như voi ma mút hay hổ răng kiếm, chúng sinh sống và lang thang trên khắp lục địa này nhưng cuối cùng tới ngày nay, mọi thứ chỉ còn là quá khứ mà thôi. Sự biến mất của những con thú to lớn đó đã có ảnh hưởng gì đến Bắc Mỹ hay điều đó đã mang lại những gì tới chúng ta?
Những con bò rừng trên lục địa Bắc Mỹ.
Bắc Mỹ trong thời kỳ băng hà.
Vào cuối Thế Pleistocen, mặc dù Trái Dất đang ở thời kỳ băng hà, nhưng lục địa Bắc Mỹ vẫn được xem là thiên đường của những loài vật khổng lồ. Voi ma mút có cặp ngà xoắn dài khổng lồ, những con tê giác lông dài với thân hình to lớn hay hổ răng kiếm với cặp nanh dài đều là những sinh vật mang tính biểu tượng của nơi đây.
Nhưng kể từ 50.000 năm trước, với sự biến mất của những động vật khổng lồ ở lục địa Úc, làn sóng tuyệt chủng của những loài động vật khổng lồ đã càn quét thế giới và Bắc Mỹ cũng không ngoại lệ. Chỉ trong vòng 5.000 năm, 47 chi động vật khổng lồ ở Bắc Mỹ đã có tới 33 chi bị tuyệt chủng.
Một trong những loài voi ma mút sống ở Bắc Mỹ.
Sư tử Bắc Mỹ.
Gấu mặt ngắn khổng lồ cao tới 3 mét khi đứng bằng hai chân.
So sánh hình dạng cơ thể của lạc đà không bướu khổng lồ với con người và loài lạc đà sa mạc hiện đại.
Nguyên nhân gây ra sự kiện đại tuyệt chủng này cũng có liên quan trực tiếp đến con người, các nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng 15.000 năm trước, người Homo sapiens (người tinh khôn) đã băng qua Bering Land- "Cây cầu thời gian" rộng đến 1.000 km để vào Bắc Mỹ từ Châu Á, họ là những thợ săn tuyệt vời, có thể sử dụng vũ khí để săn và giết những con thú lớn để làm nguồn thức ăn nuôi sống bản thân, gia đình.
Sự giết chóc vô tội vạ của loài người cùng với biến đổi khí hậu đã khiến cho các loài động vật có vú lớn ở Bắc Mỹ biến mất và đặt dấu chấm hết cho thời đại của những loài sinh vật khổng lồ trên lục địa Bắc Mỹ.
Ngọn giáo đá do con người tạo ra rất sắc bén.
Sự biến mất của những loài vật khổng lồ có lẽ chỉ là sự tuyệt chủng của từng loài. Nó dường như không gây ra sự sụp đổ của hệ sinh thái Bắc Mỹ, nhưng hậu quả của chúng là gì?
Về vấn đề này, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Nebraska-Lincoln ở Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu mang tên "Sự sống sót của các cộng đồng động vật có vú sau sự tuyệt chủng của động vật khổng lồ ở cuối Thế Pleistocene". Bài viết nói rằng sự biến mất của động vật có vú lớn đã dẫn đến sự suy giảm tác giữa các loài động vật còn sống sót, điều này đã làm cho hệ sinh thái dễ bị tổn thương hơn.
Hóa thạch của voi ma mút ở Colombia.
Ngày nay, mọi người chỉ có thể biết voi ma mút qua bộ xương của bảo tàng.
Để có được dữ liệu chính xác, nhóm nghiên cứu đã chọn 93 loài động vật có vú vẫn sống ở Bắc Mỹ từ thời điểm diễn ra sự kiện đại tuyệt chủng tới nay và sau đó đếm tần số hoạt động của những con vật này trong hàng trăm địa điểm hóa thạch ở Bắc Mỹ để xác định sự thay đổi mức độ liên kết giữa chúng. Những địa điểm hóa thạch có từ 20.000 năm trước đến 2000 năm trước. Thời kỳ này là thời kỳ chính của sự tuyệt chủng những loài động vật có vú trên quy mô lớn.
Sau khi xác định mức độ liên kết giữa các loài ở các thời kỳ khác nhau, các nhà nghiên cứu đã phân tích sâu xem liệu mối liên kết này có bị chi phối bởi các yếu tố sinh học hay phi sinh học hay không.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thời đại của các loài động vật có vú khổng lồ, các loài động vật có mối liên kết chặt chẽ hơn và tạo thành một mạng lưới sinh thái phức tạp.
Càng nhiều loài nằm trong mạng lưới sinh thái, các mối liên kết càng phức tạp, toàn bộ hệ sinh thái càng ổn định và khả năng chống lại rủi ro càng mạnh.
Ngược lại, với sự biến mất của các loài động vật có vú lớn, sự kết nối giữa các loài trở nên kém hơn và hệ sinh thái trở nên không ổn định và có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ hệ sinh thái!
Thông qua các nghiên cứu về tác động của sự tuyệt chủng những động vật có vú lớn ở Bắc Mỹ đối với hệ sinh thái, chúng ta có thể biết được rằng dường như sự tuyệt chủng của những loài thú có vú lớn không gây ra sự sụp đổ của hệ sinh thái Bắc Mỹ nhưng trên thực tế, hệ sinh thái đang dần yếu đi.
Nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa về mặt cổ sinh học, mà còn có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ những loài động vật có vú lớn vẫn còn sinh sống trên hành tinh của chúng ta ngày nay. Điều đó không chỉ giữ được sự đa dạng sinh học cho tự nhiên, hơn thế nữa, điều đó còn đảm bảo sức khỏe và sự ổn định của môi trường tự nhiên và hệ sinh thái.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng