Suốt 4 thập kỷ làm "bá chủ bầu trời", hệ thống mà người Mỹ tự hào đang bị Trung Quốc tìm cách soán ngôi
Trung Quốc đã nhận ra tầm quan trọng của việc sở hữu một hệ thống cho riêng mình.
- SpaceX phóng thêm 15 vệ tinh Internet lên quỹ đạo
- Loạt smartphone giá dưới 4 triệu siêu hời về tính năng: Một mẫu giờ thành hàng hiếm, được khen là 'đỉnh ngang flagship'
- Khám phá bí ẩn của vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời - Ganymede
- Ra mắt Huawei nova 11 series: Camera thay đổi được khẩu độ, hỗ trợ liên lạc vệ tinh, giá từ 8,5 triệu đồng
- ChatGPT được nâng cấp đột phá về tính năng, có thể khiến người dùng bỏ cả Google và Bing Chat
GPS (Hệ thống Định vị Toàn cầu) là hệ thống định vị vệ tinh lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. GPS thuộc sở hữu của chính phủ Mỹ và do Lực lượng Không gian (USSF) vận hành.
GPS ban đầu được thiết kế như một công cụ quân sự. Hệ thống này được dùng để hướng dẫn tên lửa và vận hành máy bay không người lái. Nhưng công nghệ này dần trở nên quan trọng trong cuộc sống thường nhật của người dân.
Hạ nghị sĩ Mikie Sherril, cũng là đồng chủ tịch House GPS Caucus, cho biết: “Nếu chúng ta bị tấn công vào hệ thống, rất nhiều lĩnh vực như logistic và chuỗi cung ứng, thậm chí cả nông nghiệp, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống hàng không sẽ bị đình trệ”.
Nhưng Mỹ không phải quốc gia duy nhất có hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu. Nga có GLONASS và Liên minh châu Âu có Galileo. Thành viên mới nhất gia nhập “chòm sao” này là hệ thống định vị vệ tinh Beidou (Bắc Đẩu - BDS) của Trung Quốc.
Trong quá khứ, giới công nghệ định vị vệ tinh đã hợp tác với từng quốc gia hoặc nhóm quốc gia trong trường hợp phát triển Galileo. Hệ thống này cho phép cộng đồng quốc tế sử dụng các hệ thống tương ứng miễn phí.
Nhưng nhiều năm qua, Trung Quốc đã nhận ra tầm quan trọng của việc sở hữu hệ thống định vị vệ tinh riêng mình. Bà Sarah Sewall, giám đốc công ty In-Q-tel, cho biết Trung Quốc muốn đảm bảo được phạm vi phủ sóng và không phụ thuộc vào các quốc gia khác.
Các chuyên gia cho rằng hệ thống BDS của Trung Quốc không chỉ mạnh về quân sự. Giống như GPS giúp nước Mỹ, BDS đang thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc, dự kiến đạt mức 156 tỷ USD vào năm 2025. Ngoài ra, BDS còn được ứng dụng trong điều hướng, trong công nghiệp, nông nghiệp; từ quản lý cảng, sản xuất ngũ cốc cho đến cứu trợ thiên tai.
Tính đến cuối năm 2021, BDS đã được lắp đặt trên hơn 7,8 triệu phương tiện giao thông đường bộ trên toàn quốc. Khoảng 8.000 thiết bị đầu cuối BDS đã sử dụng trong mạng lưới đường sắt của nước này và hơn 100.000 máy nông nghiệp được trang bị hệ thống tự lái dựa trên định vị vệ tinh Beidou.
Không những vậy, hệ thống này đang phát triển nhanh chóng và được sử dụng ở nước ngoài, giúp Trung Quốc củng cố sức ảnh hưởng toàn cầu. Theo Tân Hoa Xã, các sản phẩm, công nghệ và dịch vụ của Beidou đã được áp dụng tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo CNBC, Global Times
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng