Symantec cảnh báo mã độc đánh cắp dữ liệu trực tiếp từ thiết bị để hack tài khoản Facebook
Hack thông tin nhảy cảm của Facebook như tài khoản, mật khẩu đăng nhập luôn là mục tiêu của tội phạm mạng. Trong một vụ lừa đảo mới được xác định, một ứng dụng độc hại đang được sử dụng để lấy các thông tin đăng nhập của người dùng trực tiếp từ các thiết bị mục tiêu. Điều này được thực hiện thông qua mã độc Android mới được đặt tên là Android.Fakeapp.
Lần này, những kẻ lừa đảo đã sử dụng cách tiếp cận khá trực tiếp để đánh cắp thông tin đăng nhập Facebook bằng cách trực tiếp đánh cắp dữ liệu từ các thiết bị, phần lớn được phát hiện ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Phần mềm độc hại có nguồn gốc từ một nhà cung cấp thứ ba và người dùng nói tiếng Anh là mục tiêu chính trong chiến dịch này.
Theo phát hiện của Symantec, khi cài đặt phần mềm độc hại, người dùng không thể nghi ngờ bất cứ điều gì không bình thường vì ứng dụng đã ẩn khỏi màn hình chính và chạy ngầm như một dịch vụ. Một số bước được thực hiện bởi ứng dụng này để ăn cắp thông tin từ tài khoản của người dùng Facebook, trong đó bao gồm việc kiểm tra tài khoản Facebook của người bị lây nhiễm và thu thập số IMEI (International Mobile Equipment Identity) của mục tiêu đến máy chủ C & C.
Trong trường hợp không có tài khoản để nhắm mục tiêu, mã độc sẽ đưa ra một giao diện đăng nhập vào Facebook giả mạo sau khi xác minh các ứng dụng đã cài đặt để có được các thông tin người dùng. Giao diện đăng nhập này được hiển thị thỉnh thoảng cho đến khi có được thông tin đăng nhập. Tài khoản Facebook bị xâm nhập được truy cập thông qua một JavaScript từ một WebView ẩn và nó được ẩn bằng cách thiết lập tính năng hiện thị “transparent”.
Màn hình đăng nhập facebook giả mạo được bật bởi mã độc
Hơn nữa, mã độc sẽ đảm bảo rằng CAPTCHA không tồn tại và nếu có CAPTCHA, nó sẽ gửi thông tin tới máy chủ C & C, sau đó xoá bộ nhớ cache và cookie. Và mã độc sẽ cố gắng thực hiện lại nhiệm vụ được giao. Sau khi quản lý được trang Facebook của người dùng, nó sẽ sử dụng facebook này để thực hiện một loạt các hoạt động khác nhau: xoá dữ liệu mật của người dùng, cũng như các thông tin liên lạc sau khi chuyển nó tới máy chủ C & C.
Trong quá trình thu thập dữ liệu, các dữ liệu sẽ được thu thập theo từng bước. Đầu tiên là tài khoản đăng nhập của người dùng, mật khẩu và số IMEI của thiết bị. Sau đó, mã độc chuyển sang các hồ sơ của người dùng bao gồm địa chỉ liên lạc, giáo dục, công việc, thông tin cơ bản về gia đình và các mối quan hệ và vị trí. Cuối cùng, nó nhắm mục tiêu các thông tin khác như bạn bè, nhóm, trang, bài đăng, thích…
Những bước thu thập này sử dụng các kỹ thuật rất phức tạp. Mã độc có thể tìm kiếm và thu thập thông tin sử dụng các kỹ thuật web động và nội dung bị đánh cắp thông qua các yêu cầu từ Ajax. Để được bảo vệ, người dùng Facebook cần phải cập nhật phần mềm và tránh tải xuống ứng dụng từ các trang web không quen thuộc. Hơn nữa, hãy thận trọng về các điều khoản được yêu cầu bởi các ứng dụng. Cũng cần phải cài đặt một ứng dụng bảo mật di động thích hợp như Norton và giữ dữ liệu an toàn sao lưu mọi lúc.
Tham khảo Symantec
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng