Tại sao Apple lại thay đổi hình dáng icon ứng dụng kể từ iOS 7? Bạn khó có thể tự mình trả lời câu hỏi đó
Các sản phẩm của Apple vẫn thường được mô tả là tinh tế và tối giản, nhưng “tối giản” không đồng nghĩa với “đơn giản.” Thực tế, nỗ lực đẽo gọt bề mặt sản phẩm phần cứng cũng như phần mềm của Apple chưa bao giờ có thể coi là đơn giản.
Nếu vẫn chưa thực sự đắm mình trong thiết kế giao diện iOS, có lẽ bạn sẽ chỉ nhìn nhận các icon ứng dụng trên sản phẩm của Apple như những hình vuông với cạnh bo tròn. Tuy nhiên, nếu từng thiết kế icon, hẳn bạn sẽ biết chúng không phải những hình vuông bo tròn cạnh mà là hình squircle – một loại hình học “lai tạo” giữa hình vuông và hình tròn. Đây có thể coi là biểu tượng tiêu biểu cho các sản phẩm phần cứng của Apple.
Thiết kế icon ứng dụng đã thay đổi kể từ iOS 7
Ngay từ phiên bản iOS 7, các icon ứng dụng của Apple đã chuyển từ khối hình vuông bo tròn sang một hình dạng phức tạp và hoàn thiện hơn. Dư luận vẫn chú ý tới từng chi tiết Apple thay đổi trên sản phẩm mới nhưng không phải ai cũng nhận ra logic đằng sau thay đổi nhỏ bé này. Và có lẽ phải nhìn đến bản thiết kế phần mềm của Apple thì bạn mới hiểu lý do ở đây: Sự nhất quán. Apple muốn tạo ra sự nhất quán trong thiết kế phần mềm với phần cứng của họ.
Các sản phẩm của Apple vẫn thường được mô tả là tinh tế và tối giản, nhưng “tối giản” không đồng nghĩa với “đơn giản.” Thực tế, nỗ lực đẽo gọt bề mặt sản phẩm phần cứng cũng như phần mềm của Apple chưa bao giờ có thể coi là đơn giản.
Triết lý “bí mật” trong các thiết kế của Apple là luôn cố tránh những đoạn tiếp tuyến (nơi một đường bo tròn gặp một đoạn thẳng ở một điểm nào đó) và đẽo gọt viền máy để đạt được một đường cong liên tục. Một khi nhận ra đặc điểm này trên một sản phẩm của Apple, ngay lập tức bạn sẽ nhìn ra nó ở khắp mọi nơi.
Đẽo gọt hoàn hảo
Dưới đây là hai sản phẩm có phần viền bo tròn một của Apple và một của hãng khác. Nhìn vào điểm bắt đầu và kết thúc của đường viền bao quanh mặt chiếc hộp bên trái, bạn có thấy một sự chuyển dịch rất khiên cưỡng trên đó không? Đó chính là kết quả của tính tiếp tuyến.
Giờ hãy so sánh với đường viền của Apple bên tay phải. Chiếc Macbook Pro này được bo lại bởi hai mặt phẳng gắn với một đường cong nối giữa với phần nối vô cùng mềm mại và tự nhiên. Phần nối này chỉ cong chứ không tròn, và nó thực sự rất đẹp, rất cuốn hút với độ cong vĩnh cửu của mình.
Tại sao chúng lại khác biệt?
Hãy nhìn vào đường lược cong dưới đây. Mỗi đường nan trên chiếc lược này đều đại diện cho độ cong ở điểm đó. Ở đường lược bên tay trái, đường cong đi từ 0 đến độ cong chính giữa một cách đột ngột, dẫn đến sự khiên cưỡng mà ta thấy ở phần rìa bo quanh.
Trong khi đó, các nhà thiết kế của Apple thì thiết kế lại phần rìa bo này. Ở hình bên phải, bạn sẽ thấy độ cong vĩnh cửu họ tạo ra: Phần uốn của viền lại chính là đường cong của nó nên tổng thể đường viền này nuột hơn đường bên trái rất nhiều. Sự khác biệt nhỏ đó rất khó nhận ra trên các icon ứng dụng, nhưng điều quan trọng là Apple muốn giữ cùng một ngôn ngữ thiết kế cho cả phần cứng lẫn phần mềm.
Apple không hề đăng ký bản quyền cho thiết kế viền bo, và nhiều công ty vẫn chưa sử dụng nó cho thiết kế của họ với những lý do đại loại như nguồn lực không cho phép hay các công cụ CAD không quá chú trọng vào điều này.
Thế nhưng chính những điểm trau truốt kỳ công như vậy càng cho thấy sự cẩn trọng trong thiết kế cũng như nỗ lực đạt sự hoàn thiên cao nhất của Apple. Và nay, các phần mềm, ứng dụng đã có vẻ như vô cùng hòa hợp với phần cứng.
Tham khảo Hacker Noon
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng